Kinh nghiệm ôn thi công chức thuế chi tiết nhất 2020. . Vì lúc mình thi thì bên công chức Thuế lần đầu tiên KTC áp dụng hình thức trắc nghiệm. Đề cương ôn thi lại y xì NĐ 161 nên cũng ko biết nó ra ntn. Vì thế mình học rất rất là nhiều, nhiều hơn cái này nữa ©)… học còn sợ thiếu nữa, … Nhưng khi thì ít hơn mình tưởng
Kinh nghiệm ôn thi công chức thuế chi tiết nhất 2020
Sau đây là những văn bản mà trong đề thi của mình có. Còn các ca khác có thêm VB( văn bản) nào nữa không thì mình không rõ. Vì lúc thi miền nam trắc nghiệm trên máy tính nên chia rất nhiều ca, mình may mắn vầng T nên thi ca gần cuối.
1. Hiến pháp 2013
2. Luật cán bộ công chức 2008
3. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật cán bộ, công chức và luật viên chức số 52/2014/QH14 ( có hiệu lực từ 1/7/2020)
4. Luật tổ chức chính phủ số 76/2015/QH13
5. Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm số 77/2015/QH13
6. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật tổ chức chính phủ và luật tổ chức
chính quyền địa phương số 47/2019/QH14 ( có hiệu lực từ 1/7/2020).
7. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13. – năm nay thi thuế 2020 có rất nhiều câu trong đây. Update sau đợt thi thuế miền nam 28/11/2020: Đề nằm nhiều trong văn bản 80/2015 hỏi khá nhiều, cán bộ công chức, thi tuyển điều kiện … thêm phần hỏi về tổng cục thuế, chức năng, nhiệm vụ..còn anh văn mình thấy khá dể thở hơn đề hôm qua..từ vựng , loại câu, còn phần trả lời câu hỏi thì hơi khó, phần đục lổ thì các bạn bình tỉnh xem kỹ dich ra chút là có thể chọn đáp á
8. chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổng cục, cục và chi cục các bạn vào Trang Tổng cục thuế là có đầy đủ nhất.
Về phòng, đội… thì đề mình thì cũng có tầm 5 hay 6 câu gì đó.
9. Luật Quản lý thuế ( chủ yếu chương 1) đề mình tầm 3 câu ©
10. Vài câu nói về ngành thuế ( đề của mình có câu ntn Minh bạch- chuyên nghiệp liêm chỉnh đổi mới) bài học rút ra là học thêm tuyên ngôn ngành thuế…
Chú ý: Mục 3; 6 năm mình thì không có. Nhưng năm nay đến 1/7/2020 thì nó có vb sửa đổi bổ sung rồi nên các bạn học thêm vào nhé.
Phương pháp học:
1) Cán bộ công chức
….Vì trước kia năm 2017 mình từng thi, mà khi đó KTC là tự luận 100% nên Luật CBCC mình thuộc lòng. Người ta ra đề không đánh đố, cầu từ trích luôn trong luật, nắm luật là tô được ngay.
Về Luật CBCC học chủ yếu Công chức, … … luật cbcc hc thuộc lòng là kiếm cũng đc trên 10 câu. Tóm lại cố gắng lấy trọn điềm CBCC vì hầu như là cho điểm.
2) Chức năng, nv, quyền hạn của thuế các cấp
…. Cái này tuy ngắn nhưng rất dễ nhầm với nhau… Cái này mình cũng thuộc lòng nốt…
Đề của mình họ ra ntn: trong những nhiệm vụ sau đây nhiệm vụ nào không phải là nv của cục thuế….
Chi cục có nv nào sau đây ( trong cái này nó ra cả nv quyền của tông và cuc) nên mình phải học thôi.
PP: mình tạo thành 3 cái cột, nhưng cái chúng mình cho thành cùng hàng, rồi tô cái đậm cái khác ( cái này các bạn tự soạn theo cách hiệu của mình nhé sẽ dễ thuộc) Hoặc lấy bút dạ, đánh dấu cái khác so với cái còn lại.
3) Hiến pháp
Quan trọng năm được Quốc Hội, UBTV quốc hội, chính phủ, thủ tướng chính phủ, HDND, UBND, Chu tịch nước…
PP: rất dễ nhầm lẫn, nhưng mình học theo kiểu sơ đồ ai là người đề nghị, người trình, ai quyết định, ai ban hành… ( học ntn sẽ không bị nhầm lẫn) mà đề thi nó na ná như nhau ©). Nhầm ông này vào ông kia là chết vì abcd na ná như nhau. Rất dễ nhầm giữa ông CP và ông TTCP.
Mình học QH liên hệ tới HDND
- Chính phủ liên hệ với UBDN
- Bạn phải nắm chắc Hiến Pháp mới học qua luật TCCP, luật TC chính quyền địa phương,
- Không được học ngược vì HP nó là VB pháp lý cao nhất, nên Luật TCCP, CQDP phải tuân theo HP
4) Luật tổ chức chính phủ: quả thật mình đọc sơ qua thôi, vì chủ yếu mình nắm ở HP… .
5) Luật tổ chức chính quyền địa phương: học 1 cấp suy ra các cấp còn lại vì nó na ná như nhau. Bạn đọc dần dần sẽ nắm được quy luật.
6) Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật: ra rất là nhiều, quả thật cái này là đến buổi thi đầu tiên v1 của ca thứ nhất mình mới biết nó ra trong này. Nên trong vòng 3 ngày mình không thể nuốt được hết. Nhưng nếu biết vận dụng Hiến pháp để loại trừ thì cũng được 50%, còn lại lên xuôi.
QH: thẩm quyền ban hành cái gì UBTV quốc hội…
CP..
TTCP…
Kiều như thế
Về trắc nghiệm:
Nắm xong luật rồi mình mới làm Trắc nghiệm, không đi ngược lại quy trình
Trước khi thi vl 10 ngày mình mới bắt đầu làm trắc nghiệm: nguồn trắc nghiệm của mình là công chức tỉnh ( nguồn này chính thống nhất) làm trắc nghiệm nguồn không chính thống sẽ làm cho mình loạn kiến thức, hoang mang nữa. Vì theo nd 161 KTC hầu như chỗ nào cũng có (HP, CBCC, CP, CQDP…), nhiều tỉnh họ ra ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm KTC nên câu từ, trích dẫn của họ đúng chuẩn của Luật © chỉ có điều là không có đáp án :v …. mà đáp án cũng toàn trong luật mà ra thôi…. Nắm được luật tô đã lăm ©)
Mình lập ra 1 nhóm riêng cùng học, có 5 bạn học. Trưa giành tầm 1h làm trắc nghiệm KTC, chiếu trên sky, rồi cũng trao đổi đáp án với nhau ©) ai sai sẽ được các bạn khác nhắc và đáp án sẽ nằm ở chỗ nào.
Khi mình học luật có cái gì hay hay cần chú ý, cái gì để cho dễ nhớ tụi mình share cho nhau học. Cho dù trong 5 bạn cùng học nhóm mình có 4 bạn thì cùng 1 chỗ nhưng cái gì cũng share cho nhau. ©)
Mà khi thi nhiều cái cũng trúng phết ©. ©)
Phương pháp trắc nghiệm lúc thi Mình làm 1 vòng cái nào làm được mình tô, không biết bỏ qua, phân vân thì mình đánh dấu trên giấy nháp.
Vòng 2 làm lại cái mình còn phân vân, cái ko biết bỏ qua
Vòng 3 làm lại, và tính xem mình có được 30 câu không.
Vòng 4 an toàn: làm trong vui vẻ.
Về đích an toàn Mình hình như được 45/60 thì phải ©); có bạn trong nhóm mình 50 câu ©)
Chúc các bạn may mắn
Nguồn :Facebook Lương Thư
Bài viết khác cùng mục: