Lý thuyết+ Ví dụ Thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất hiện nay

Lý thuyết+ Ví dụ Thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất hiện nay gồm các chia sẻ lý thuyết và công thức Luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất

1. Kiến thức cơ bản về thuế TNDN

Thuế thu nhập doanh nghiệp là một công cụ quản lý quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập nhằm đảm bảo công bằng xã hội.

Tùy vào quan điểm điều tiết thu nhập và mục tiêu đề ra trong phân phối thu nhập của từng quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử nhất định, thì các chủ thể thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là khác nhau với mức thuế khác nhau.

Thuế thu nhập doanh nghiệp được hình thành bởi 02 nguyên nhân chủ yếu sau:

– Bắt nguồn từ yêu cầu thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập và đảm bảo công bằng xã hội.

– Nhu cầu tài chính của Nhà nước cũng là nguyên nhân chính dẫn tới việc ra đời của thuế thu nhập doanh nghiệp.

Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (DN) là các tổ chức hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế bao gồm: DN được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam; DN nước ngoài có hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; các đơn vị sự nghiệp; tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã; Tổ chức khác có hoạt động SXKD có thu nhập.

Đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là các khoản thu nhập hợp pháp của DN, được chia làm 02 nhóm:

  1. Thu nhập từ hoạt động SXKD.
  2. Các thu nhập khác từ: Chuyển nhượng vốn; Chuyển nhượng bất động sản; Quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; Từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; Thu khoản nợ khó đòi, khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ.

Theo pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam, đối tượng xác định nộp thuế được căn cứ trên cả 2 mối quan hệ: mối quan hệ quốc tịch và mối quan hệ lãnh thổ. Quy định này vừa đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giữa các DN trong và ngoài nước trong quá trình thực hiện các hoạt động SXKD, đồng thời phù hợp với thông lệ quốc tế trong xu thế hội nhập.

 

2. Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 78/2014/TT-BTC sửa đổi, bổ sung từ Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế trừ đi phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ (KH&CN – nếu có), nhân với thuế suất.

Như vậy, thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019 phải nộp được xác định theo công thức sau:

Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN x Thuế suất thuế TNDN

Trong đó:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định)

Theo Điều 2 Thông tư 96/2015/TT-BTC thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế được xác định theo công thức sau:

Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu – Chi phí được trừ) + Các khoản thu nhập khác

Lưu ý:

Trong đó, trích lập Quỹ phát triển KH&CN của DN là khoản quỹ nhằm tạo điều kiện và khuyến khích DN đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và đối mới công nghệ để tăng năng suất lao động và cải thiện hiệu quả kinh doanh. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp có quy định ưu đãi cho DN là được trích % trên thu nhập tính thuế hàng năm để lập Quỹ phát triển KH&CN của DN.

Căn cứ vào thu nhập thực tế và yêu cầu phát triển, hàng năm, DN tự quyết định mức trích lập Quỹ phát triển KH&CN rồi đăng ký với cơ quan thuế để thực hiện.

Mức trích lập: Tối đa 10%.

Với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, theo Điều 11 Thông tư 78/2014/TT-BTC, thuế suất TNDN kể từ 01/01/2016 trở đi là 20%. Vậy năm 2019, mức thuế suất thuế TNDN là 20%.

Trường hợp, doanh nghiệp thực hiện hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam thì mức thuế suất là 32% đến 50% tùy theo từng dự án và từng cơ sở kinh doanh.

Mức thuế suất này sẽ khuyến khích cá nhân bỏ vốn ra tiến hành hoạt động SXKD và thực hiện hoàn chỉnh các quy định pháp luật về thuế. Ngoài ra, thể hiện sự công bằng giữa các chủ thể, thể hiện sự thống nhất trong việc truy thu thuế đối với tất cả các cơ sở kinh doanh nhằm tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong và ngoài nước trước sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế.

Hướng dẫn tính thu nhập chịu thuế

Để xác định được thu nhập chịu thuế, trước hết DN cần tính được doanh thu, chi phí được trừ và các khoản thu nhập khác.

Doanh thu tính thuế

Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền cung cấp dịch vụ, tiền gia công, gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà DN được hưởng; không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền (theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 78/2014/TT-BTC).

Các trường hợp doanh thu tính thuế gồm:
– Doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT: với DN nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ thuế.
– Doanh thu bao gồm cả thuế GTGT: với DN nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT.
– Trường hợp DN hoạt động kinh doanh dịch vụ mà khách hàng trả tiền trước cho nhiều năm thì khoản doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc được xác định theo doanh thu trả tiền một lần.

Chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC có quy định DN được trừ mọi khoản chi phí nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động SXKD của DN.

– Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

– Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Thu nhập khác của doanh nghiệp

Quy định về thu nhập khác của doanh nghiệp khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019 được căn cứ theo Điều 7 Thông tư 78/2014/TT-BTC, cụ thể gồm:
– Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán.

– Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.

– Thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.

– Thu nhập từ chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư; chuyển nhượng dự án đầu tư; chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật.

– Thu nhập từ hoạt động bán ngoại tệ.

– Thu nhập từ chênh lệch tỷ giá…

Quy định về các khoản lỗ được kết chuyển

Theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 78/2014/TT-BTC, doanh nghiệp được phép chuyển lỗ liên tục không quá 05 năm. Sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ, thì DN chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo.  

Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 05 năm được tính kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Xác định lỗ và chuyển lỗ của doanh nghiệp

Theo Điều 9 Thông tư 78/2014/TT-BTC, lỗ của doanh nghiệp được xác định là lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế. Đây là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang.

3. Nơi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Nếu chỉ có trụ sở chính thì DN kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại cơ quan thuế nơi DN đặt trụ sở chính.

Với trường hợp DN có các cơ sở kinh doanh ngoài phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố trực truộc trung ương nơi DN đặt trụ sở chính thì ngoài việc nộp thuế tại nơi có trụ sở chính, DN còn phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo một tỷ lệ nhất định trên chi phí tại cơ quan thuế nơi DN đặt cơ sở kinh doanh.

Vị dụ cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp

I. Cách tính thuế TNDN đối với DN kê khai theo phương pháp khấu trừ:

– Kể từ ngày 6/8/2015 theo điều 1 Thông tư Số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ tài chính (Sửa đổi, sửa đổi bổ sung Thông tư 78):
Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định như sau:
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN 
– Nếu DN có trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì tính như sau:
Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN) x Thuế suất thuế TNDN

Trong đó:
1. Cách xác định Thu nhập tính thuế:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển) 
a. Thu nhập chịu thuế: Là tổng thu nhập của tất cả các hoạt động kinh doanh như: Hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác.
b. Các khoản thu nhập được miễn thuế: cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp
c. Các khoản lỗ được kết chuyển: Trường hợp nếu có hoạt động kinh doanh bị lỗ thì được bù trừ số lỗ vào thu nhập chịu thuế của các hoạt động kinh doanh có thu nhập do doanh nghiệp tự lựa chọn. Phần thu nhập còn lại sau khi bù trừ áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động kinh doanh còn thu nhập.
Trong đó:
a. Thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu – Chi phí được trừ) + Các khoản thu nhập khác 
– Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế: Là toàn bộ tiền bán hàng hoá, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
– Nếu DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Là doanh thu không có thuế GTGT.
– Nếu DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Là doanh thu bao gồm cả thuế GTGT.
– Chi phí được trừ.
2. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp:

– Thuế suất 20% áp dụng cho những DN có tổng doanh thu của năm trước liền kề < 20 tỷ đồng.
– Thuế suất 22% áp dụng cho những DN không thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 20%. (Nhưng từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 sẽ áp dụng thuế suất 20%)
Chú ý: Những DN mới thành lập thì kê khai tạm tính quý theo thuế suất 22%. Kết thúc năm tài chính nếu Doanh thu bình quân của các tháng trong năm < 1,67 tỷ đồng thì DN quyết toán thuế TNDN theo thuế suất 20%.
Chú ý: Kể từ ngày 15/11/2014 (Tức là từ quý 4/2014) theo điều 17 Thông tư 151/2014/TT-BTC:
– Doanh Nghiệp không nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính quý.
– Doanh nghiệp chỉ cần tạm nộp số tiền thuế TNDN của quý nếu có phát sinh.
– Chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý sau.
Lưu ý:
1. Nếu Tổng số thuế tạm nộp của các quý mà thấp hơn số thuế TNDN phải nộp khi quyết toán từ 20% trở lên thì Doanh nghiệp phải nộp tiền phạt chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở đó.
– Số tiền chậm nộp được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý 4.
Ví dụ:
– Năm 2015, Công ty Phú Hưng đã tạm nộp thuế TNDN là 100.000.000. Nhưng khi quyết toán năm, số thuế TNDN phải nộp là 150.000.000, tăng 50.000.000.
=> Như vậy: 20% của số phải nộp theo quyết toán là: 150.000.000 x 20% = 30.000.000.
– Phần chênh lệch từ 20% trở lên có giá trị là: 50.000.000 – 30.000.000 = 20.000.000.
Như vậy:
– Công ty phải nộp thêm số thuế còn phải nộp sau quyết toán là 50 triệu đồng
– Ngoài ra. Công ty bị tính tiền chậm nộp đối với số thuế chênh lệch từ 20% trở lên (là 20.000.000) từ ngày 31/1/2016. (Tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý 4/2015).
Nếu hết thời hạn nộp tờ tờ khai quyết toán thuế TNDN (30/3/2016) mà công ty vẫn chưa nộp tiền thuế chênh lệch trên thì:
– Số thuế chênh lệch còn lại (50.000.000 – 20.000.000 = 30.000.000.) mà Công ty chậm nộp thì bị tính tiền chậm nộp từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ quyết toán (từ ngày 1/4/2016) đến ngày thực nộp số thuế này.
2. Nếu Tổng số thuế TNDN tạm nộp của các quý mà thấp hơn số thuế TNDN phải nộp khi quyết toán dưới 20% mà DN chậm nộp so với thời hạn quy định (thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm) thì tính tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.
Ví dụ:
– Năm 2014, Công ty A đã tạm nộp thuế TNDN là 80 triệu đồng.
– Khi quyết toán năm, số thuế TNDN phải nộp là 90 triệu đồng, tăng 10 triệu đồng.
=> Như vậy: Chênh lệch giữa số thuế phải nộp theo quyết toán với số thuế đã tạm nộp trong năm dưới 20% thì DN chỉ phải nộp số thuế còn phải nộp sau quyết toán là 10 triệu đồng.
– Nếu chậm nộp số thuế chênh lệch này thì bị tính tiền chậm nộp theo quy định.
Trường hợp nộp thừa sẽ được coi như số thuế tạm nộp của năm kế tiếp hoặc được hoàn thuế theo quy định.

II. Cách tính thuế TNDN đối với DN kê khai theo phương pháp trực tiếp:

– DN nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Đơn vị sự nghiệp, tổ chức không phải là DN.
=>Nếu có thu nhập chịu thuế TNDN mà xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thì kê khai nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ, cụ thể như sau:

+ Đối với dịch vụ (bao gồm cả lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay): 5%.
+ Riêng hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật: 2%.
+ Đổi với kinh doanh hàng hoá: 1%.
+ Đối với hoạt động khác: 2%.
Ví du: DN A có phát sinh hoạt động cho thuê nhà, doanh thu cho thuê nhà một (01) năm là 90 triệu đồng, đơn vị không xác định được chi phí, do vậy đơn vị lựa chọn kê khai nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ như sau:
Số thuế TNDN phải nộp = 90.000.000 đồng X 5% = 4.500.000 đồng.

Like share và ủng hộ chúng mình nhé: