Vợ chồng A Phủ là văn bản thường thấy trong các đề thi trung học phổ thông quốc gia, dưới đây là khái quát về văn bản và một số đề văn thường gặp. Mời các bạn tham khảo!
I. Vài nét chung
1. Tiểu dẫn
a. Tác giả: Tên khai sinh: Nguyễn Sen
– Sinh năm: 1920.
– Quê nội ở Thanh Oai- Hà Đông.
– Viết văn từ trước Cách mạng – sáng tác với nhiều thể loại Số lượng tác phẩm đạt kỷ lục trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
– 1996: Được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật.
– Một số tác phẩm tiêu biểu: Dế Mèn phiêu lưu ký (1941), O chuột (1942), Truyện Tây Bắc (1953)…
b. Tác phẩm: In trong tập “Truyện Tây Bắc“- Giải nhất Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Tìm hiểu văn bản
a. Nhân vật Mị
* Cuộc đời làm dâu gạt nợ:
– Thời gian: “Đã mấy năm”, nhưng “từ năm nào cô không nhớ …” => không còn ý thức về thời gian, không còn ý thức về cuộc đời làm dâu gạt nợ.
– Không gian: tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa…khe suối…
+ Căn buồng kín mít.
=> Không gian hẹp, cố định, quen thuộc, tăm tối, gợi cuộc đời tù hãm, bế tắc, luẩn quẩn…
– Hành động, dáng vẻ bên ngoài:
+ Cúi mặt, buồn rười rượi, đêm nào cũng khóc …
+ Trốn về nhà, định tự tử …
+ Cúi mặt, không nghĩ ngợi … vùi vào làm việc cả ngày và đêm.
– Suy nghĩ: Tưởng mình là con trâu, con ngựa nghĩ rằng “mình sẽ ngồi trong cá lỗ vuông ấy mà trông ra đến bao giờ chết thì thôi…”.
+ Ngày Tết: chẳng buồn đi chơi…
=> Nghệ thuật miêu tả sinh động, cách giới thiệu khéo léo, hấp dẫn, nghệ thuật tả thực, tương phản (giữa nhà thống lý giàu có với cô con dâu luôn cúi mặtkhông gian căn guồng chật hẹp với không gian thoáng rộng bên ngoài).
=> Cuộc đời làm dâu gạt nợ là cuộc đời tôi tớ. Mị sông tăm tối, nhẫn nhục trong nỗi khổ vật chất thể xác, tinh thần…không hy vọng có sự đổi thay.
* Sức sống tiềm tàng:
– Thời con gái: Vốn là một cô gái trẻ đẹp, có tài thổi sáo, có nhiều người say mê – có tình yêu đẹp.
– Khi xuân về:
+ Nghe – nhẩm thầm-hát.
+ Lén uống rượu-lòng sống về ngày trước.
+ Thấy phơi phới – đột nhiên vui sướng.
+ Muốn đi chơi (nhắc 3 lần).
=> Khát vọng sống trỗi dậy
– Bị A Sử trói đứng:
+ Như không biết mình bị trói.
+ Vẫn nghe tiếng sáo …
+ Vùng đi – sợ chết.
=> Khát vọng sống vô cùng mãnh liệt.
Khi cởi trói cho A Phủ:
+ Lúc đầu: vô cảm ” A Phủ có chết đó cũng thế thôi “.
+ Thấy nước mắt của A Phủ: thương mình, thương người.
=> Mị cởi trói cho A Phủ – giải phóng cho A Phủ là giải phóng cho chính mình.
=> Hành động có ý nghĩa quyết định cuộc đời Mị-là kết quả tất yếu của sức sống vốn tiềm tàng trong tâm hồn người phụ nữ tưởng suốt đời cam chịu làm nô lệ.
=> Cuộc đời Mị là cuộc đời nô lệ điển hình của người phụ nữ dưới chế độ cũ.
b. Nhân vật A Phủ
* Cuộc đời:
– Lúc nhỏ: Mồ côi, sống lang thang => Bị bắt bán – bỏ trốn.
– Lớn lên: Biết làm nhiều việc. Khoẻ mạnh, không thể lấy nổi vợ vì nghèo.
+ Dám đánh con quan => Bị phạt vạ => làm tôi tớ cho nhà thống lý.
+ Bị hổ ăn mất bò => Bị cởi trói, bị bỏ đói…
* Sức sống mãnh liệt:
Bị trói: Nhay đứt 2 vòng dây mây quật sức vùng chạy => Khát khao sống mãnh liệt.
=> Cuộc đời A Phủ cũng là một cuộc đời nô lệ điển hình.
2. Cảnh xử kiện
– Diễn ra trong khói thuốc phiện mù mịt tuôn ra từ các lỗ cửa sổ như khói bếp …
– Người đánh, người quỳ lạy, kể lể, chửi bới. Xong một lượt đánh, kể chửi lại hút. Cứ thế từ trưa đến hết đêm
– A Phủ gan góc quỳ chịu đòn chỉ im lặng như tượng đá…
– Cảnh cho vay tiền: Kỳ quặc…Biểu hiện đậm nét sự tàn ác dã man của bọn thống trị miền núi.
=> Hủ tục và pháp luật nằm trọn trong tay bọn chúa đất nên kết quả: A Phủ trở thành con ở trừ nợ đời đời kiếp kiếp cho nhà thống lý Pá Tra.
=> Cha con thống lý Pá Tra điển hình cho giai cấp thống trị phong kiến miền núi ở Tây Bắc nước ta trước Cách mạng.
3. Vài nét nghệ thuật
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả tâm lí: nhân vật sinh động, có cá tính đậm nét (Với Mị, tác giả ít miêu tả hành động, dùng thủ pháp lặp lại có chủ ý một số nét chân dung gây ắn tượng sâu đậm, đặc biệt tác giả miêu tả dòng ý nghĩ, tâm tư, nhiều khi là tiềm thức chập chờn…Với A Phủ, tác giả chủ yếu khắc hoạ qua hành động, công việc, những đối thoại giản đơn).
+ Nghệ thuật miêu tả phong tục tập quán của Tô Hoài rất đặc sắc với những nét riêng (cảnh xử kiện, không khí lễ hội mùa xuân, những trò chơi dân gian, tục cướp vợ, cảnh cắt máu ăn thề,…).
+ Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên miền núi với những chi tiết, hình ảnh thấm đượm chất thơ.
+ Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, sinh động, hấp dẫn.
+ Ngôn ngữ tinh tế, mang đậm màu sắc miền núi.
Tổng kết
Qua việc miêu tả cuộc đời, số phận của Mị và A Phủ, nhà văn đã làm sống lại quãng đời tăm tối, cơ cực của người dân miền núi dưới ách thống trị dã man của bọn chúa đất phong kiến, đồng thời khẳng định sức sống tiềm tàng, mãnh liệt không gì huỷ diệt được của kiếp nô lệ, khẳng định chỉ có sự vùng dậy của chính họ, được ánh sáng Cách mạng soi đường đến một cuộc đời tươi sáng. Đó chính là giá trị hiện thực sâu sắc, giá trị nhân dạo lớn lao, tiến bộ của Vợ chồng A Phủ. Những giá trị này đã giúp cho Tô Hoài, tác phẩm của Tô Hoài đứng vững trước thử thách của thời gian và được nhiều thế hệ bạn đọc yêu thích.
Một số dạng đề thi về Vợ chồng A Phủ
Dạng 1 : Cảm nhận, phân tích nhân vật : có hai nhân vật : Mị và A Phủ
Dạng 2 : Cảm nhận về đoạn trích trong bài :Vợ chồng A phủ Tô Hoài
Dạng 3 : Dạng đề so sánh : Ví dụ :so sánh Mị với các nhân vật : Người đàn bà làng chài, Bà cụ Tứ, Người vợ nhặt, … so sánh đoạn văn miêu tả tiếng sáo ngoài đầu núi với đoạn văn miêu tả tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá,… trong bài Chí Phèo
Dạng 4 : Nghị luận ý kiến bàn về nhân vật, tác phẩm,…
Dạng 5: Liên hệ thực tế : (ví dụ đề bài cho phân tích nhân vật Mị, sau đó yêu cầu liên hệ tới hình ảnh , số phận người phụ nữ chẳng hạn )
Đề số 1: Phân tích và so sánh sức sống tiềm tàng, sự trỗi dậy mạnh mẽ của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân và đêm mùa đông cắt dây trói cứu A Phủ( “Vợ chồng A phủ- Tô Hoài)
Đề số 2: Cảm nhận của anh chị về hành động Mị chạy theo A Phủ trong ” Vợ chồng A phủ và hành động thị theo không Tràng về làm vợ trong “Vợ nhặt” Kim Lân.
Đề số 3: Trong bài cảm nghĩ về chuyện ” Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài viết:
” Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng mãnh liệt”
( Tác phẩm văn học 1930- 1975, Tập hai, NXB Khoa học Xã hội, 1990, trang 71)
Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn ” Vợ chồng A Phủ” ( đoạn trích được học) của Tô Hoài để làm sáng tỏ nhận xét trên.
Đề số 4: Có ý kiến cho rằng:
Đoạn văn miêu tả sự hồi sinh của nhân vật Mị vào đêm tình mùa xuân là một đoạn đặc sắc kết tinh tài năng nghệ thuật và tư tưởng nhân đạo sâu sắc và mới mẻ của nhà văn Tô Hoài trong đoạn trích Vợ chồng A Phủ. ( sách Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr 6-7-8 )
Anh/chị có đồng ý với ý kiến trên không? Căn cứ vào những hiểu biết về tác phẩm, hãy làm rõ chủ kiến của mình.
Đề số 5: So sánh giá trị nhân đạo trong Vợ nhặt (Kim Lân) và Vợ chồng A Phủ( Tô Hoài)
==> Xem thêm tại icongchuc.com
Bài viết khác cùng mục: