Những nhận định về Chiếc thuyền ngoài xa hay nhất

Nhận định về Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Mời các bạn tham khảo trong bài viết dưới đây!

Nhận định về Nguyễn Minh Châu và Chiếc thuyền ngoài xa

Nhận định về Nguyễn Minh Châu

1. Trong một lần trả lời phỏng vấn đầu xuân của báo Văn nghệ vài năm 1986, Nguyễn Minh Châu đã bày tỏ rất rõ quan điểm của mình.
“Tôi không thể nào tưởng tượng nổi một nhà văn mà lại không mang nặng trong mình tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thương con người. Tình yêu này của người nghệ sĩ vừa là một niềm hân hoan say mê, vừa là một nỗi đau đớn khắc khoải, một mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của những người chung quanh mình. Cầm giữ cái tình yêu lớn ấy trong mình, nhà văn mới có khả năng cảm thông sâu sắc với những nỗi đau khổ, bất hạnh của người đời, giúp họ vượt qua những khủng hoảng tinh thần và đứng vững được trước cuộc sống.”
 
2. Nguyễn Minh Châu còn đòi hỏi rất cao về trách nhiệm của những người cầm bút.
“Nhà văn tồn tại ở trên đời có lẽ trước hết là vì thế: Để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn con người ta đến chân tường, những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đoạ đầy đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời, để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực.”

Tình huống truyện độc đáo trong Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu .

3. Đích đến cuối cùng của tác giả và tác phẩm luôn là con người, đặc biệt là những mảnh đời cơ cực đau khổ.
“Văn học và cuộc sống là những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người.”
 
4. “Mỗi con người đều chứa đựng trong lòng những nét đẹp đẽ kỳ diệu đến nỗi cả một đời người cũng chưa đủ để nhận thức khám phá tất cả những cái đó.” Nguyễn Minh Châu
 
5. “Nhà văn là người cố gắng đi tìm những hạt ngọt ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn của con người.” Nguyễn Minh Châu
 
6. “…Nhưng về một phía khác, cũng phải nói thật với nhau rằng: Mấy chục năm qua, tự do sáng tác chỉ có đối với lối viết minh họa, văn học minh họa, với những cây bút chỉ quen với công việc cài hoa, kết lá, vờn mây cho những khuôn khổ đã có sẵn mà chúng ta quy cho đấy đã là tất cả hiện thực đời sống đa dạng và rộng lớn. Nhà văn chỉ được giao phó công việc như một cán bộ truyền đạt đường lối chính sách bằng hình tượng văn học sinh động, và do nhiều lý do từ những ngày đầu cách mạng, các nhà văn cũng tự nguyện tự giác thấy nên và cần làm như thế (thậm chí có phần nào các nhà văn mới đi theo cách mạng và kháng chiến còn coi đó là cái mới, là hoàn cảnh “lột xác”). Từ đấy rồi trở thành thói quen…” NMC
 
7. Ông đã có những cống hiến to lớn cho sự nghiệp văn học nước nhà nên suốt cuộc đời được nhiều giáo sư và đồng nghiệp đánh giá cao.
“Trong truyện của anh, mọi cái đã vỡ ra tạo nên những khoảng trống, phải nghi ngờ, phải nghĩ. “
– Giáo sư Phong Lê
 
8. Nhận xét của Nguyễn Khải làm cho vị trí người tiền trạm đổi mới của Nguyễn Minh Châu trở nên vững vàng hơn bao giờ hết.
“Nguyễn Minh Châu là người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ tài năng sau này.”
Tình huống truyện độc đáo trong Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu .
Tình huống truyện độc đáo trong Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu .
 
9. Tô Hoài khẳng định Nguyễn Minh Châu là một tài năng xuất sắc.
“Đọc Nguyễn Minh Châu, người ta thấy cuộc đời và trang sách liền nhau. Chặng đường đời hôm nay cũng như từng đoạn sáng tạo trên giấy của tài năng. Những cái tưởng như bình thường lặt vặt trong cuộc sống hằng ngày dưới con mắt và ngòi bút của Nguyễn Minh Châu đều trở thành những gợi ý đáng suy nghĩ và có tầm triết lý.”
 
10. Tác phẩm Nguyễn Minh Châu có tính giáo dục con người và tôn vinh những vẻ đẹp khuất lấp
Các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu bao gồm Cửa sông, Những vùng trời khác nhau, Dấu chân người lính, Miền cháy, Lửa từ những ngôi nhà, Những người đi từ trong rừng ra, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê,Mảnh dất tình yêu, Chiếc thuyền ngoài xa, Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ, Phiên chợ Giát, Cỏ lau, Nguyễn Minh Châu toàn tập và Di cảo Nguyễn Minh Châu.

Nhận định về Chiếc thuyền ngoài xa

1. Mỗi con người đều chứa đựng trong lòng những nét đẹp đẽ kì diệu đến nỗi cả một đời người cũng chưa đủ để nhận thức khám phá tất cả những cái đó. (Nguyễn Minh Châu)
2. Trên con đường đi tới chủ nghĩa hiện thực, đôi khi chúng ta phải khai chiến cả với những quan niệm tốt đẹp và lâu dài của chính mình. (Nguyễn Minh Châu)
3. Cuộc đời vốn dĩ là nơi sản sinh ra cái đẹp của nghệ thuật nhưng không phải bao giờ cuộc đời cũng là nghệ thuật, và rằng con người ta cần có một khoảng cách để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nghệ thuật nhưng nếu muốn khám phá những bí ẩn bên trong thân phận con người và cuộc đời thì phải tiếp cận với cuộc đời, đi vào bên trong cuộc đời và sống cùng cuộc đời (Lê Ngọc Chương – “Chiếc thuyền ngoài xa”, một ẩn dụ của Nguyễn Minh Châu)
 
4. Nhân quyền “giống như món trang sức đắt tiền trong tủ kính mà những đôi bàn tay lam lũ không thể chạm vào”. (Trích bài viết “Chiếc thuyền ngoài xa: sự xa xỉ quyền của con người)
 
5. Truyện mang lại nhiều dư âm trong lòng độc giả, khắc khoải về số phận một người đàn bà như thế, thật mỏng manh, xa vời, chấp chới như “chiếc thuyền ngoài xa” không biết đâu là bến bờ hạnh phúc. (Ngọc Huy)
 
6. Nguyễn Minh Châu là người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ tài năng sau này. (Nhà văn Nguyễn Khải)
 
7. Những cái tưởng như bình thường, lặt vặt trong cuộc sống hàng ngày, dưới con mắt và ngòi bút Nguyễn Minh Châu đều trở thành những gợi ý đáng suy nghĩ và có tầm triết lí. (Nhà văn Tô Hoài)

Nhận định về Chiếc thuyền ngoài xa theo đề

Tình huống truyện

1. Như Nguyễn Minh Châu từng nói: “Tình huống là một khúc cưa của đời sống mà qua đó ta thấy được trăm năm đời thảo mộc”
 
2. Hay như giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh từng phát biểu: “Tình huống truyện giống như một thứ nước rửa ảnh để làm nổi hình, nổi sắc nhân vật, nổi bật vấn đề tư tưởng của tác phẩm, sáng tạo tình huống trở thành nơi thử thách tài nghệ của nhà văn”
 
3. Qua tình huống truyện, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện rõ cái tâm của một nhà văn chân chính, một “nhà nhân đạo từ trong cốt tủy” (Sê-khốp)
 
Quan niệm về trách nhiệm của người nghệ sĩ hay mối quan hệ giữa nghệ thuật và hiện thực cuộc sống:
 
1. Nguyễn Minh Châu quan niệm về vấn đề này: “Cuộc đời và nghệ thuật là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người”.
 
2. Nam Cao nói: “Sống đã rồi hãy viết”.
 
3. Chế Lan Viên: “Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép”.
 
Về tấm lòng nhân đạo của nhà văn:
 
Nguyễn Minh Châu viết trong nhật ký: “Bây giờ ta phải chiến đấu cho quyền sống của cả dân tộc. Sau này, ta phải chiến đấu cho từng con người, làm sao cho con người ngày một tốt đẹp. Chính cuộc chiến đấu ấy mới lâu dài”.
 
Về tài năng của Nguyễn Minh Châu
 
“Người mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học hiện đại” (Nguyên Ngọc).
 
Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống:
 
Thấp thoáng trong hình ảnh người đàn bà hàng chài là bóng dáng người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, kiên cường chịu đựng, giàu lòng vị tha và đức hi sinh “biết hi sinh nhưng chẳng nhiều lời” (Tố Hữu).
 
– Hiện thực cuộc sống khắc nghiệt:
 
Thật vậy, liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, trong cuốn nhật kí nổi tiếng “Mãi mãi tuổi 20” của mình, đã từng viết rằng: “Cuộc sống tuyệt vời biết bao, trong thực tế và trên trang sách. Nhưng cuộc sống cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu muộn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời.”
 
Nhận định về sự trường tồn của nghệ thuật
 
“Nghệ thuật nằm ngoài sự băng hoại của thời gian, chỉ mình nó không thừa nhận cái chết” (Sedrin)
 
Các nhân vật trong những tác phẩm khác của Nguyễn Minh Châu
 
1. Nhĩ, một người từng “in gót khắp chân trời xa lạ”, bôn ba kiếm tìm những gì phù phiếm để rồi ngỡ ngàng trước những hạnh phúc ấm áp, gần gũi của mái ấm gia đình mà mình bỏ quên bấy lâu (Bến Quê)
 
2. Một ông họa sĩ biết vượt qua mọi sự biện bạch, giả dối để tự nhìn thẳng, nhìn đúng vào cái phần khuất tối, hèn kém của bản thân mình (Bức tranh)
 
3. Một người mẹ xót xa khi biết đứa con của mình hóa ra cũng chỉ là một kẻ hèn nhát, cơ hội trong “Mùa trái cóc ở miền Nam”
 
4. B\Bà mẹ ngất lịm đi vì đau đớn trước sự hi sinh của con trong “Phiên chợ Giát”
 
5. Người đàn bà hàng chài trong CTNX, với tính cách chịu thương chịu khó, lam lũ vì gia đình cũng có nhiều điểm tương đồng với Liên trong Bến Quê, một người vợ suốt đời gắn bó cùng chồng, ngay cả lúc hoạn nạn nhất, dù cho trước nay anh vẫn thờ ơ với những hi sinh thầm lặng của chị
 
6. Trước năm 1975, ông khắc họa những con người lí tưởng, những nhân vật trong các sáng tác của ông thường được “tắm rửa sạch sẽ”, được bao bọc trong một bầu không khí vô trùng. Tiêu biểu trong số đó là nhân vật Nguyệt trong truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng”, với vẻ đẹp tinh khiết, nhẹ nhàng, phẩm chất lạc quan, bình thản, tinh thần quả cảm, không ngại gian khó, hiểm nguy.
==> Tham khảo nhiều tài liệu khác tại icongchuc.com
 

Like share và ủng hộ chúng mình nhé: