1. Thư ký Tòa án
VBQPPL
LTTHC (Điều 34)
Luật tổ chức Tòa án nhân dân (các điều 2)
Luật tổ chức Tòa án nhân dân (Điều27)
Luật tổ chức Tòa án nhân dân(Điều 24)
Luật tổ chức Tòa án nhân dân(Đieu23)
Luật tổ chức Tòa án nhân dân(Đieu32)
Luật cán bộ công chức (Điều 4)
Luật tổ chức Tòa án nhân dân(Điều30)
Luật tổ chức Tòa án nhân dân(Đieu35)
Luật tổ chức Tòa án nhân dân (Điều 18)
Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 (Điều 7)
BLTTHS (Điều 33)
BLTTDS (Điều 39)
● Thư ký Toà án là công chức làm việc tại Toà án có nhiệm vụ ghi chép, tống đạt văn bản tố tụng, nhận, giữ, sắp xếp, chuyển hồ sơ; hướng dẫn, phổ biến cho đương sự; và làm những công việc khác đảm bảo cho Thẩm phán Toà án thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
● Thư ký Tòa án có thể được phân công làm Thư ký phiên tòa. Thư ký phiên tòa có nhiệm vụ ghi chép thành biên bản diễn biến của phiên toà; kiểm tra sự có mặt của những người tham gia tố tụng được triệu tập đến phiên toà, làm rõ lý do của những người vắng mặt và báo cáo danh sách đó cho HĐXX; ghi lại một cách đầy đủ trong biên bản phiên toà các diễn biến tại phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc và cùng với chủ tọa phiên toà ký vào biên bản đó.
● Điều kiện để trở thành Thư ký Tòa án:
– Là công dân Việt Nam, có lý lịch rõ ràng, có phẩm chất đạo đức tốt;
– Đã tốt nghiệp đại học Luật, sử dụng thành thạo máy vi tính trong công tác văn phòng;
– Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển công chức của Tòa án.
2. Những nhiệm vụ chung của Thư ký Tòa án
VBQPPL
BLTTHS (Điều 41)
BLTTDS (Điều 43)
LTTHC (Điều 38)
● Giúp việc cho Chánh án, các Phó Chánh án hoặc Thẩm phán trong các hoạt động của Tòa án;
● Khi được phân công tiến hành tố tụng đối với các vụ án, Thư ký có nhiệm vụ, quyền hạn:
– Chuẩn bị các công tác nghiệp vụ cần thiết trước khi mở phiên tòa;
– Phổ biến nội quy phiên tòa;
– Báo cáo với HĐXX về sự có mặt, vắng mặt của những người được triệu tập đến phiên tòa;
– Ghi biên bản phiên tòa;
– Tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Lãnh đạo Tòa án.
3. Trách nhiệm của Thư ký Tòa án
VBQPPL
Quyết định về Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức ngành Toà án nhân dân (số 1253/2008/QĐ-TCCB ngày 18/9/2008)
● Thực sự “Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư”;
● Thực hiện đúng pháp luật của nhà nước, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng.
● Thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật; nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện đúng các quy chế, quy định làm việc và nội quy cơ quan;
● Không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện để nâng cao năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, ứng xử có văn hóa để hoàn thành nhiệm vụ, công vụ được giao;
● Có quan hệ tốt với nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân.
4. Những yêu cầu đối với Thư ký Tòa án trong khi làm nhiệm vụ
VBQPPL
Quyết định về Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức ngành Toà án nhân dân (số 1253/2008/QĐ-TCCB ngày 18/9/2008)
● Thực hiện việc giải quyết các vụ án được phân công theo đúng các quy định của pháp luật tố tụng và các văn bản pháp luật khác có liên quan;
● Phải vui vẻ, cởi mở, hòa nhã, nhiệt tình, trung thực, thận trọng, công tâm, khách quan, toàn diện, đảm bảo tính công khai, dân chủ, nghiêm minh trong giải quyết các loại án; lắng nghe, tôn trọng ý kiến của những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng;
● Giải thích, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng để họ thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của pháp luật;
● Tiếp xúc với những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng khi thi hành công vụ tại nơi quy định, đảm bảo tính khách quan, minh bạch, rõ ràng;
● Từ chối tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
● Không được làm:
– Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án hoặc những việc khác không đúng quy định của pháp luật;
– Đem hồ sơ vụ án, tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan hoặc sao chụp hồ sơ tài liệu nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền;
– Thực hiện không đúng quy định về việc tiếp bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác trong vụ án mà mình tham gia tố tụng;
– Sách nhiễu, trì hoãn, chậm trễ, gây khó khăn, phiền hà cho người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng;
– Làm sai lệch hồ sơ, kết quả giải quyết vụ án; truy ép, gợi ý cho người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng trình bày sự việc theo ý muốn chủ quan của mình hoặc của người khác;
– Tiết lộ bí mật Nhà nước, bí mật công tác của mình và của cán bộ, công chức khác thuộc ngành Tòa án và các ngành khác;
– Tiết lộ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của bị can, bị cáo, đương sự và những người tham gia tố tụng khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Bài viết khác cùng mục: