Tài liệu- đề cương pháp luật kinh tế- (link google driver) ôn thi công chức mới nhất

Tài liệu- đề cương pháp luật kinh tế– ôn thi công chức mới nhất gồm hệ thống nhiều câu hỏi hay và tổng hợp.  LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT KINH TÊ

 

CÂU 1:  VÌ SAO PHẢI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NỀN KINH TẾ BẰNG PHÁP LUẬT ?

1. Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động kinh tế: quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Tầm quan trọng và tình đa dạng, phức tạp của hoạt động kinh tế đặc biệt trong nền KTTT. Để phát huy ưu điểm vốn có, hạn chế và thủ tiêu các nhược điểm của KTTT, để giải quyết những mâu thuẩn lợi ích kinh tế phổ biến, thg xuyên và cơ bản thì NN phải quản lý nền kt bằng pl.
2. Ưu điểm của NN so với các chủ thể quản lý khác: NN là trung tâm trong hệ thống chính trị vì :
–  NN có chủ quyền quốc gia nên có thẩm quyền quyết định mọi mặt của đời sống xã hội.
–  NN là đại diện chính thức của toàn xã hội.
–  NN là CSH lớn nhất đảm bảo 1 phần về kinh tế trong hd của các thiết chế khác trong hệ thống chính trị.
–  NN có quyền ban hành PL để quản lý mọi mặt của đời sống xã hội.
–  NN có hệ thống cơ quan NN từ TW->Đp để quản lý mọi mặt đời sống xã hội.
3. Ưu thế của PL so với các công cụ khác: như đòn bẩy KT TC trong quản lý nói chung và quản lý NN nói riêng vì PL có những đặc điểm riêng mà công cụ khác ko có được.
–  Tính quy phạm phổ biến.
–  Tình xác định chặt chẽ về mặt hình thức( ngôn ngữ rõ rang 1 nghĩa, do cơ quan nhà nước ban hành…)
–  Tính được đảm bảo bằng NN.
Vd: Các cá nhân, tổ chức phải có nghĩa vụ nộp thuế cho NN. Cần quản lý nhà nước về kt để giảm thiểu, ngăn chặn việc trốn thuế.

CÂU 2:  ƯU ĐIỂM CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ?

1. Khắc phục được những hạn chế của việc điều tiết thị trường đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội đã đề ra. Vd: về mặt phát triển hài hòa của xã hội thì bộc lộ tính hạn chế của điều tiết thị trường.
2. Giải quyết được nhưng mâu thuẫn kinh tế phổ biến, thường xuyên và cơ bản trong xã hội. Vd: NN dựa vào công cụ thuế để phân chia lại thu nhập cho các thành phần trong xh, tránh phân hóa giàu nghèo…
3. Hỗ trợ công dân có điều kiện cần thiết thực hiện sự nghiệp kinh tế. Do ko có công dân nào có đủ các điều kiện (ý chí làm giàu, trí thức làm giàu, ptsx, mtrkd…) để tiến hành làm kinh tế, mà cần sự giúp đỡ của NN.
4. Bảo vệ được lợi ích của dân tộc , của nhân dân. Trong nền kinh tế nhiều thành phần, mở cửa với nước ngoài, không phải lúc nào lợi ích kinh tế của các bên cũng nhất trí. Xuất hiện xu hướng vừa hợp tác, vừa đấu tranh trong quá trình hoạt động kinh tế trên các mặt QHSH, QHQL,QHPP… quản lý NN về kinh tế bảo vệ được lợi ích của quốc gia, của dân tộc.
5. Nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh tham gia các hđ kinh tế, thực hiện quyền tự do KD, đb bình đẳng, công bằng.

CÂU 3: TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ KINH TẾ BẰNG PHÁP LUẬT LÀ KHÁCH QUAN? TẠI SAO?

Do:
1. Trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước ta đang thực hiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường, mọi hoạt động diễn ra rất phức tạp, các thành phần kinh tế hoạt động đan xen, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa cạnh tranh, mâu thuẫn trong quan hệ kinh tế thường xuyên xảy ra. Mặt trái của cơ chế thị trường tác động tiêu cực đến bản chất XHCN, đó là xu hướng phân hóa giàu nghèo quá mức, tâm lý sùng bái đồng tiền, vì đồng tiền mà chà đạp lên đạo đức, nhân phẩm của con người… Hệ thống pl chưa hoàn thiện ko đủ để đáp ứng nhu cầu quản lý của NN, do đó cần phải đổi mới việc xây dựng ban hành, thực thi luật pháp theo đúng yêu cầu của việc tổ chức quản lý kinh tế – xã hội trong cơ chế thị trường, đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế, tăng cường pháp chế để nâng cao hiệu quả của công cụ pháp luật.
2. Ngày nay, lực lượng sản xuất phát triển, trình độ xã hội hóa sản xuất ngày càng cao do cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật và công nghệ tạo ra. Tình hình ô nhiễm môi trường, khai thác kiệt quệ nguồn TNTN, chiếm dụng của công… ngày càng lớn, đòi hỏi NN cần phải tăng cường giám sát, kiểm tra các hoạt động KT XH trên bằng pháp luật.

CÂU 4: VÌ SAO LUẬT KINH TẾ VẪN TỒN TẠI VỚI TƯ CÁCH LÀ MỘT NGÀNH LUẬT ĐỘC LẬP?

    Vì: Luật Kinh tế với Luật Thương mại, Luật Dân sự… chỉ là những hệ quả của     sự phái sinh từ cái gốc là Luật Dân sự. Tuy nhiên vẫn có sự khác nhau trên nhiều khía cạnh như: địa vị pháp lý, mục đích tham gia hoạt động của các chủ thể, tính chất của các mqh phát sinh, các đặc thù của trình tự tố tụng… nên Luật kinh tế vẫn tồn tại với tư cách 1 ngành luật độc lập trong htpl có đối tượng điều chỉnh, có pháp luật điều chỉnh.
–  Đối tượng điều chỉnh: quan hệ kinh tế trong quá trình thành lập, tổ chức quản lý, giải thế phá sản doanh  nghiệp; thực hiện hành vi cạnh tranh; tổ chức và thực hiện hành vi giao dịch kinh tế; quá trình giải quyết tranh chấp.
–  Phương pháp: mệnh lệnh, thỏa thuận, hướng dẫn.

CÂU 5: NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA PHÁP LUẬT KINH TẾ?

Pháp luật kinh tế là tổng thế các quy phạm pháp luật hướng tới điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.
2 nội dung chủ yếu :
1. Xác lập và bảo đảm sự quản lý của NN đối với nền kinh tế.
Nd của quản lý NN về kinh tế:
–  Xây dưng chiến lược phát triển kinh tế, quy hoạch phát triển kinh tế theo ngành và các vùng lãnh thổ, kế hoạch ptr kt-xh dài hạn, trung hạn, ngắn hạn.
–  Xây dựng chính sách, chế độ quản lý, xây dựng và ban hành quy phạm pl cụ thể hóa các chính sách, chế độ quản lý, các định mức kinh tế, kỹ thuật chủ yếu.
–  Thu thập, cung cấp các thông tin trong và ngoài thị trường, giá cả cho hđkd, dự báo về xu hướng thị trường, giá cả…
–  Tạo và cải thiện mtr kinh tế, pháp lý, ch trị, sinh thái, văn hóa-xã hội, mtr kỹ thuật, mtr quốc tế…
–  Ktra, giám sát việc hoạt động kt.
–  Xd, thực hiện chiếc lược, quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ qtr kd.
–  Cấp, gia hạn và thu hồi các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề…
2. Xác lập và bảo đảm quyền tự do kinh doanh của các tổ chức, cá nhân.
–  Ghi nhận quyền tự do kinh doanh của các tổ chức cá nhân.( tự do lựa chọn hình thức đầu tư, ngành nghề kd, địa bàn đầu tư, quy mô đầu tư, tự do hợp đồng)
–  Ghi nhận sự bình đẳng của các nhà đầu tư.
a. Trong thành lập và đk kinh doanh (cùng đk, hoàn cảnh thì các cá nhân, tổ chức đc hưởng những quy chế như nhau)
b. Trong thực hiện quyền và nghĩa vụ tùy trong những đk, hoàn cảnh.
c. Trong bảo vệ quyền và lợi ích của mình trước các cơ quan tố tụng.
–  Nhà nước bảo đảm an toàn cho các chủ đầu tư.
–  Bảo đảm sự vận động nhanh chóng của các nguồn vốn đầu tư.
–  Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh doanh khi có các tranh chấp hoặc vi phạm.

Tải và đọc full tài liệu ở đây

Like share và ủng hộ chúng mình nhé: