Tài liệu ôn thi chứng chỉ kế toán năm 2020 – Chuyên đề 3 :Thuế và quản lý thuế nâng cao
Nội dung chuyên đề bao gồm kiến thức chung về thuế và các sắc thuế chủm yếu trong hệ thống thuế Việt Nam. Nội dung kiến thức của chuyên đề đòi hỏi người dự thi chứng chỉ kiểm toán viên và kế toán viên hành nghề phải hiểu sâu sắc nội dung những sắc thuế chủ yếu trong hệ thống thuế Việt Nam (được liệt kê cụ thể trong tài liệu này). Những sắc thuế khác trong hệ thống thuế Việt Nam không liệt kê trong tài liệu này thì không nằm trong giới hạn kỳ thi. Chuyên đề có các nội dung sau:
1. Những vấn đề chung về thuế
2. Thuế giá trị gia tăng
3. Thuế tiêu thụ đặc biệt
4. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
5. Thuế thu nhập doanh nghiệp
6. Thuế thu nhập cá nhân
7. Quản lý thuế
8. Kế hoạch thuế
9. Quy định về dịch vụ hành nghề làm thủ tục về thuế và tư vấn thuế.
GIỚI HẠN VĂN BẢN PHÁP LÝ CHO KỲ THI NĂM 2017
Nội dung thi để cấp chứng chỉ kiểm toán viên và kế toán viên hành nghề năm 2017 đối với chuyên đề Thuế và quản lý thuế nâng cao áp dụng văn bản quy phạm pháp luật về thuế và quản lý thuế đã ban hành và có hiệu lực thi hành tính đến ngày 31/3/2017. Riêng đối với thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân thì áp dụng văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành và có hiệu lực thi hành tính đến ngày 31/12/2016.
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ
1.1. Khái niệm và đặc điểm của thuế
Ra đời và tồn tại cùng với nhà nước, từ đó đến nay, thuế đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài và khái niệm về thuế cũng không ngừng được hoàn thiện.
Theo Lê Nin, “Thuế là cái mà nhà nước thu của dân nhưng không bù lại” và “Thuế cấu thành nên nguồn thu của chính phủ, nó được lấy ra từ sản phẩm của đất đai và lao động trong nước, xét cho cùng thì thuế được lấy ra từ tư bản
hay thu nhập của người chịu thuế
1”.Nhà kinh tế học Gaston Jeze trong cuốn “Tài chính công2 ” đã đưa ra một khái niệm cổ điển nhất và cũng nổi tiếng nhất về thuế. Theo tác giả, “Thuế là một khoản đóng góp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp các khoản chi tiêu của nhà nước”. Theo thời gian, khái niệm cổ điển này đến nay đã được bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện như sau: “Thuế là một khoản đóng góp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công
dân đóng góp cho nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của nhà nước trong việc thực hiện các chức năng kinh tế-xã hội của nhà nước”.
Trên góc độ phân phối thu nhập, khái niệm thuế được hiểu như sau: Thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành nên quĩ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước (quỹ ngân sách nhà nước) để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
Trên góc độ người nộp thuế thì thuế được định nghĩa như sau: Thuế là khoản đóng góp bắt buộc mà mỗi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho nhà nước theo luật định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước; người đóng thuế được hưởng hợp pháp phần thu nhập còn lại.
Trên góc độ kinh tế học, thuế được định nghĩa như sau: Thuế là biện pháp đặc biệt, theo đó, nhà nước sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang khu vực công nhằm thực hiện các chức năng kinh tế – xã hội của nhà nước.
Như vậy, đã có nhiều khái niệm khác nhau về thuế. Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất của thuế, khi nghiên cứu khái niệm thuế cần chú ý các đặc điểm sau:
Thứ nhất, trong xã hội hiện đại thuế là khoản đóng góp bằng tiền. Về nguyên tắc, thuế là một khoản đóng góp dưới hình thức tiền tệ, điều này trái ngược với các hình thức thanh toán bằng hiện vật đã tồn tại trước đây. Sự phát triển của quan hệ hàng hoá – tiền tệ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của
Tải đầy đủ tài liệu tại đây : CD3-Thue va qly Thue nang cao 2017
Bài viết khác cùng mục: