Tài liệu ôn thi công chức 2020 – Tài liệu ôn môn kiến thức chung

Tài liệu ôn thi công chức 2020 – Tài liệu ôn môn kiến thức chung.

Tài liệu ôn thi công chức 2020 - Tài liệu ôn môn kiến thức chung
Tài liệu ôn thi công chức 2020 – Tài liệu ôn môn kiến thức chung

I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

1. Quyền lực và quyền lực chính trị

a. Quyền lực

Quyền lực là khả năng tác động, chi phối của một chủ thể đối với một đối tượng nhất định, buộc hành vi của đối tượng này tuân thủ, phụ thuộc vào ý chí của
chủ thể. Quyền lực xuất hiện trong mọi mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân hoặc những nhóm người khác nhau.

b. Quyền lực chính trị

Chính trị là toàn bộ những hoạt động gắn với những quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc, các quốc gia liên quan đến giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước.
Quyền lực chính trị là một dạng quyền lực trong xã hội có giai cấp. Quyền lực chính trị luôn gắn liền với quyền lực nhà nước, phản ánh mức độ giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước của những tập đoàn người trong xã hội để bảo vệ lợi ích của mình, chi phối các tập đoàn khác. Quyền lực chính trị phản ánh mức độ
thực hiện lợi ích của một giai cấp, một nhóm người nhất định trong mối quan hệ với các giai cấp hay nhóm người khác thông qua mức độ chi phối quyền lực nhà
nước.

Quyền lực nhà nước trong xã hội hiện đại bao gồm 3 nhánh chủ yếu là quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp:

+ Quyền lập pháp là quyền làm ra Hiến pháp và luật, do cơ quan lập pháp thực hiện.

+ Quyền hành pháp là quyền tổ chức, quản lý đời sống xã hội theo Hiến pháp, pháp luật.

+ Quyền tư pháp là quyền đánh giá, phán quyết của nhà nước (được thực hiện bởi toàán) về tính hợp hiến, hợp pháp của các quyết định, hoạt động củacon
người, về hoạt động tội phạm, các tranh chấp dân sự, hành chính theo thủ tục tố tụng.

2. Hệ thống chính trị và các yếu tố cấu thành hệ thống chính trị

a. Khái niệm hệ thống chính trị

Hệ thống chính trị theo nghĩa rộng là toàn bộ lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội với tư cách là một hệ thống bao gồm các tổ chức, các chủ thể chính trị, các quan điểm, quan hệ chính trị, hệ tư tưởng và các chuẩn mực chính trị. Theo nghĩa hẹp, hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức hợp pháp thực hiện quyền lực chính trị trong xã hội, bao gồm các đảng phái chính trị, nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội.

b. Các yếu tố cấu thành hệ thống chính trị

Các yếu tố cấu thành hệ thống chính trị của một quốc gia hiện đại gồm: Hệ thống đảng chính trị (trong đó đảng cầm quyền là trung tâm lãnh đạo chính trị của hệ thống chính trị); Nhà nước là trung tâm của quyền lực công, thực hiện quyền quản lý xã hội trước hết qua hệ thống pháp luật và các công cụ cưỡng chế; các tổ chức quần chúng phản ánh lợi ích của những nhóm xã hội nhất định.

3. Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Hệ thống chính trị XHCN ở Việt Nam thể hiện bản chất của nền dân chủ XHCN, là cơ chế để thực thi quyền lực chính trị trong điều kiện giai cấp công nhân là giai cấp cầm quyền, liên minh với giai cấp nông nhân và đội ngũ trí thức.

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Hệ thống chính trị nước CHXHCN Việt Nam tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc phổ biến của hệ thống chính trị XHCN:

– Nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân.

– Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội.

– Nguyên tắc tập trung dân chủ.

– Nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

* Vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Hệ thống chính trị ở nước ta bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam; Nhà nước CHXHCN Việt Nam; Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội. Các tổ chức
trong hệ thống chính trị vận hành theo cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý,

Nhân dân làm chủ”, được gắn kết với nhau theo những quan hệ, cơ chế và nguyên tắc nhất định trong một môi trường văn hóa chính trị đặc thù.
– Đảng Cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính trị. Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.

Tài liệu đầy đủ xem tại đây

Loader Loading...
EAD Logo
Taking too long?

Reload Reload document
| Open
Open in new tab

Like share và ủng hộ chúng mình nhé: