Tài liệu ôn thi CPA, Tài liệu on thi CPA Bộ Tài chính

Tài liệu mới chuẩn nhất ôn thi CPA  Tài liệu on thi CPA 2021, Tài liệu on thi CPA 2021 Bộ Tài chính, Học phí ôn thi CPA, Học phí CPA Việt Nam, Tài liệu on thi CPA 2022, Tài liệu ôn thi chứng chỉ hành nghề kế toán 2021, Học CPA trong bao lâu, Lịch thi CPA 2021, Cập nhập tới các bạn nóng hổi những tài liệu ôn thi CPA do một học viên trong lớp ôn thi chia sẻ. Trong đây toàn bộ là link Google driver cho các bạn tiện download. update 2022

Tài liệu mới chuẩn nhất ôn thi CPA
Tài liệu mới chuẩn nhất ôn thi CPA

Tài liệu mới chuẩn nhất ôn thi CPA

Bộ tài liệu học, ôn thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên áp dụng cho năm 2020 gồm 02 cuốn:

 * Cuốn 1: Gồm 4 chuyên đề áp dụng thi kiểm toán viên và kế toán viên.

 * Cuốn 2: Gồm 3 chuyên đề áp dụng thi kiểm toán viên.

Chi tiết từng chuyên đề như sau:

Chuyên đề 1: Pháp luật về kinh tế và Luật Doanh nghiệp [Tải về]

Chuyên đề 2: Tài chính và quản lý tài chính nâng cao [Tải về]

Chuyên đề 3: Thuế và quản lý thuế nâng cao [Tải về]

Chuyên đề 4: Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao [Tải về]

Chuyên đề 5: Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo nâng cao [Tải về]

Chuyên đề 6: Phân tích hoạt động tài chính nâng cao [Tải về]

Chuyên đề 7: Ngoại ngữ (Tiếng Anh). [Tải về]

[TẢI TOÀN BỘ 7 CHUYÊN ĐỀ]

Trên con đường sự nghiệp kế toán, chứng chỉ CPA chắc chắn là cột mốc mà không ít người trong nghề muốn chinh phục và sở hữu, nó được ví như “tấm hộ chiếu đầy quyền lực và danh giá”, là đích đến trong suốt cuộc đời của nhiều kế toán viên, nhưng giành được chứng chỉ CPA là điều không hề đơn giản.

“Cuộc sống không tặng cho ta thứ gì cả. Những gì cuộc sống đem lại cho ta đều được ghi giá một cách kín đáo” và cho đến khi bạn nắm trong tay chứng chỉ CPA thì chắc chắn trước đó bạn phải trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách và áp lực

1. Chứng chỉ hành nghề kế toán là gì?

Chứng chỉ hành nghề kế toán hay chứng chỉ Kế toán viên (APC – Accounting Practice Certificate)” là chứng nhận hành nghề kế toán do Bộ Tài chính Việt Nam cấp khi vượt qua kỳ thi theo tiêu chuẩn của Bộ tài chính. Chứng chỉ là cơ sở công nhận một kế toán viên chuyên nghiệp; đánh giá năng lực chuyên môn, phẩm chất của một kế toán viên.

Hàng năm, kỳ thi chứng chỉ Kế toán viên được tổ chức mỗi năm một lần vào cuối năm, khoảng tháng 10, 11. Đây là thời điểm khá thuận lợi cho các bạn kế kiểm tranh thủ thời gian học ôn và thi trước khi bước vào mùa quyết toán mới. Gần đây nhất, kỳ thi năm 2020 đã không diễn ra đúng kế hoạch do tình hình dịch bệnh Covid. Các bạn hãy tranh thủ thời gian nghỉ dịch để trau dồi kiến thức và chuẩn bị kỹ hơn cho kỳ thi để đạt kết quả tốt nhất!

2. Điều kiện thi chứng chỉ hành nghề kế toán

Để được tham dự kỳ thi này, người dự thi cần phải đáp ứng một số điều kiện sau:

  • Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
  • Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác với tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trở lên trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp.
  • Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu 36 tháng, được tính trong khoảng thời gian từ tháng tốt nghiệp ghi trên bằng tốt nghiệp đại học (hoặc sau đại học) đến thời điểm đăng ký dự thi. Thời gian công tác thực tế về kiểm toán bao gồm thời gian làm trợ lý kiểm toán tại doanh nghiệp kiểm toán, thời gian làm kiểm toán nội bộ tại bộ phận kiểm toán nội bộ của đơn vị, thời gian làm kiểm toán tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước;

Chi tiết điều kiện dự thi, hồ sơ thi được quy định cụ thể trong Thông tư 91/2017/TT-BTC.

3. Các môn thi của Chứng chỉ hành nghề kế toán

Chứng chỉ hành nghề Kế toán có 4 môn thi:

  • Pháp luật kinh tế và Luật doanh nghiệp;
  • Tài chính và quản lý tài chính nâng cao;
  • Thuế và quản lý thuế nâng cao;
  • Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao

Để vượt qua kỳ thi APC, bạn sẽ phải đạt tổng số điểm 4 môn từ 25 điểm trở lên và không có môn nào được điểm dưới 5. Điểm của môn thi đạt yêu cầu được bảo lưu trong 3 năm liên tục kể từ năm bắt đầu dự thi môn đó.

Nếu các bạn đã thi hết 4 môn nhưng chưa đạt tổng điểm trên 25 hoặc có môn dưới 5 điểm, các bạn sẽ phải thi lại môn dưới 5 điểm và có thể chọn môn để thi nâng điểm.

4. Phân biệt Chứng chỉ hành nghề kế toán (APC) và chứng chỉ hành nghề kiểm toán (CPA)

Ngày 31 tháng 8 năm 2017, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 91/2017/TT-BTC  quy định việc thi và cấp chứng chỉ kiểm toán viên, chứng chỉ hành nghề kế toán. 

Chứng chỉ hành nghề kế toán (APC) và Chứng chỉ hành nghề kiểm toán (CPA) Việt Nam (hay còn gọi là chứng chỉ kiểm toán viên) là hai loại chứng chỉ hoàn toàn khác biệt nhưng lại rất dễ bị nhầm lẫn, đặc biệt là các bạn sinh viên và người mới ra trường. Để phân biệt hai loại chứng chỉ này, có thể dựa trên một số tiêu chí như sau:

Tiêu chí

Chứng chỉ hành nghề kế toán (APC)

Chứng chỉ hành nghề kiểm toán (CPA)

Ý nghĩa APC là sự đảm bảo về năng lực cũng như tính chuyên nghiệp của kế toán CPA đóng vai trò là một bằng chứng đảm bảo khả năng làm việc của kiểm toán viên.

Chỉ khi có được chứng chỉ CPA bạn mới trở thành kiểm toán viên còn trước đó, bạn sẽ được gọi là trợ lý kiểm toán viên.

Ứng dụng của chứng chỉ APC là chứng chỉ bắt buộc khi cá nhân muốn đảm nhiệm các vị trí sau:

– Người được thuê làm sổ sách kế toán

– Cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán  

– Chủ sở hữu của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán

– Đối với cá nhân: chỉ có kiểm toán viên có chứng chỉ CPA mới có quyền điều hành các cuộc kiểm toán và ký báo cáo kiểm toán.

 Đối với doanh nghiệp kiểm toán: Theo Luật kiểm toán độc lập năm 2011 để thành lập doanh nghiệp kiểm toán:

+ Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, công ty phải có ít nhất 2 – 5 thành viên góp vốn là kiểm toán viên hành nghề tại công ty.

+ Người đại diện pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là kiểm toán viên hành nghề.

Quy định về đăng ký hành nghề Đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán quy định tại Thông tư số 296/2016/TT – BTC. Đăng ký hành nghề kiểm toán quy định tại Thông tư số 202/2012/TT-BTC.

1 người có chứng chỉ CPA có thể đăng ký hành nghề kiểm toán và kế toán, nhưng người có chứng chỉ APC chỉ có thể đăng ký hành nghề kế toán.

Số lượng môn thi 4 môn thi:  7 môn thi:

Ngoài 4 môn thi như APC còn có thêm 3 môn: Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo nâng cao; Phân tích hoạt động tài chính nâng cao; Ngoại ngữ.

Điều kiện để đạt chứng chỉ  Mỗi môn đạt tối thiểu 5 điểm và có tổng điểm tối thiểu là 25 điểm. Mỗi môn đạt tối thiểu 5 điểm và có tổng điểm tối thiểu là 38 điểm cho 6 môn thi trừ Ngoại ngữ – môn điều kiện.

Mình sẽ cập nhập thêm trong suốt quá trình phát triển website. Linkdown tài liệu tất cả các môn ở đây:
-CPA 2016

Hiện mình đang có vacpa ebook 1.7 nhưng hiện chưa được phép shareChúc các bạn có một kì thi thuận lợi- gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Mình sẽ thường xuyên update tài liệu ôn thi CPA 2016 ở topic này, các bạn nhớ ghim topic vào nhé.

 

Like share và ủng hộ chúng mình nhé: