Tài liệu ôn thi kế toán bệnh viện qua tài liệu: CÔNG VIỆC CỦA KẾ TOÁN BỆNH VIỆN.Kế toán bệnh viện có 2 loại, kế toán bệnh viện công áp dụng kế toán hành chính sự nghiệp, kế toán bệnh viện tư áp dụng kế toán doanh nghiệp. Cách hạch toán ở bệnh viện và công tác kế toán ở bệnh viện có sự khác biệt nào so với các đơn vị khác. Chắc chắn một đơn vị phát sinh nhiều nghiệp vụ một ngày như bệnh viện thì sự hạch toán có một số đặc thù mà kế toán nào trước khi bước chân vào làm ở đây cũng cần có những lưu tâm.
Kế toán trong bệnh viện hay kế toán ở đơn vị HCSN nào cũng như nhau (Cứ thuộc lòng QĐ 19/2006/QĐ-BTC). Cũng chỉ loanh quanh vấn đề: Thu đủ và đúng chế độ, chi đúng nguyên tắc, chứng từ đảm bảo, mức chi thì theo chế độ và Quy chế CTNB…
Trong bệnh viện có nhiều phần hành kế toán:
-kế toán kho thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật liệu dụng cụ.
-Kế toán thanh toán tiền mặt, kho bạc, ngân hàng.
– kế toán lao động tiền lương, thuế.
– Kế toán thanh toán viện phí nội, ngoại trú.
– Kế toán tổng hợp.
– Kê toán trưởng.
– Thủ quỹ.
Trong các đầu việc kế toán trên, thì kế toán tổng hợp và kế toán trưởng là khó nhất
Tài liệu ôn thi kế toán bệnh viện
Kế toán bệnh viện có 2 loại, kế toán bệnh viện công áp dụng kế toán hành chính sự nghiệp, kế toán bệnh viện tư áp dụng kế toán doanh nghiệp.
Khi nhập hàng mua thuốc nhập kho (chú ý thuế suất khi mua thuốc là 5%). Căn cứ hóa đơn kế toán hạch toán:
Nợ 152, 156
Nợ 133
Có 331,111,112
Khi bán thuốc cho bệnh nhân hạch toán doanh thu:
Nợ 131,111,112
Nợ 333
Có 511
Hạch toán dịch vụ khám chữa bệnh:
Khi hạch toán lưu ý dịch vụ khám chữa bệnh không chịu thuế GTGT
Khi bệnh nhân đăng ký vào khám chữa bệnh thu tiền, hạch toán doanh thu
Nợ 111
Có 511
Hạch toán chi phí của bác sĩ khám chữa bệnh
Nợ 642,632
Có 334
Chi phí công cụ dụng cụ, tài sản cố định dùng khám chữa bệnh hạch toán
Nợ 627,642,632
Có 142,242,153
Xác định kết quả kinh doanh
Nợ 911
Có 632,642
Nợ 511
Có 911
Hạch toán lợi nhuận
Nợ 911
Có 421
Nếu lỗ ghi số âm ở 421
Khi viết HĐ GTGT cho khách hàng ko lấy hoá đơn, mình viết gộp trên 20tr có đc k? Hay phải dưới 20tr?
Trường hợp viết gộp thì bạn phải có bảng kê, vì cùng 1 tờ hóa đơn thì ko thể ghi nhiều người mua.
Điều 18. Bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập hóa đơn
1. Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải
lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.
2. Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, người
bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ
của người bán, tên hàng hóa, dịch vụ, giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ
ký người lập Bảng kê. Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp
khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia
tăng”. Hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày (mẫu số
5.6 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
3. Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng
ghi số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của
bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định.
Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn này ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”.
Thực tế kế toán bệnh viện công
Thông thường có mấy trường hợp như sau:
1. Ai may mắn thì vào được chỗ tốt, có người hướng dẫn cụ thể, cầm tay chỉ việc. Sau đó bạn tự phát triển thêm.
2. Ai bình thường thì vào được chỗ tự mình làm sau khi được bàn giao đầy đủ. Không có người hướng dẫn nhưng vẫn làm bình thường.
3. Ai kém may mắn thì vào chỗ vừa không có sổ sách bàn giao cụ thể vừa phải tự tìm tòi và bị chèn ép.
4. Ai xui nhất thì vào chỗ vừa bị chèn ép, vừa không có người hướng dẫn, vừa bị bắt kiểm tra sửa lại số liệu của nhiều năm về trước dựa trên chứng từ hợp lệ. Và xui ở đây là chứng từ thì nhiều như lá trên cây, mà chứng từ hợp lệ lại như lá trên cành.
Cơ sở y tế: Bệnh viện hoặc Phòng khám (gọi tắt: BV-PK), có 2 loại là BV-PK công lập, hạch toán theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, còn BV-PK dân lập (tư nhân) thì hạch toán theo chế độ kế toán doanh nghiệp.
Căn cứ theo quy mô hoạt động của từng BV-PK, mà “nhà kế” áp dụng chế độ kế toán theo TT 200 hoặc TT 133 cho phù hợp.
Chắc chắn công việc của kế toán tại một đơn vị BV-PK sẽ có phát sinh nhiều nghiệp vụ, việc hạch toán có một số đặc thù, còn nhiều vấn đề cần xem xét mà “nhà kế” nào trước khi bước chân vào làm ở đây cũng cần có những lưu tâm.
Bài viết này “tiện hạ” xin được nói về kế toán mô hình BV-PK tư nhân nhé?
Loại hình kinh doanh BV-PK tư nhân tương tự như một DN “thương mại và dịch vụ”, cũng cần phải thực hiện theo Luật doanh nghiệp, phải có giấy đăng ký kinh doanh; vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế Môn bài, khai thuế GTGT. khai thuế TNCN (nếu có), hồ sơ quyết toán thuế TNDN và BCTC.
1/ Về thuế GTGT:
Khoản 9, Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:
“9. Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi, dịch vụ sinh đẻ có kế hoạch, dịch vụ điều dưỡng sức khoẻ, phục hồi chức năng cho người bệnh, vận chuyển người bệnh, dịch vụ cho thuê phòng bệnh, giường bệnh của các cơ sở y tế; xét nghiệm, chiếu, chụp, máu và chế phẩm máu dùng cho người bệnh.
Trường hợp trong gói dịch vụ chữa bệnh (theo quy định của Bộ Y tế) bao gồm cả sử dụng thuốc chữa bệnh thì khoản thu từ tiền thuốc chữa bệnh nằm trong gói dịch vụ chữa bệnh cũng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.”
Vậy:
– Khoản tiền công khám chữa bệnh và khoản thu từ tiền thuốc chữa bệnh nằm trong gói dịch vụ chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế thì sẽ KHÔNG chịu thuế GTGT (chứ không phải thuế GTGT bằng 0% đâu nhé?).
Do không chịu thuế GTGT đầu ra nên thuế GTGT đầu vào dùng cho hoạt động kinh doanh này cũng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào (Các khoản thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì hạch toán vào chi phí, nguyên giá hoặc giá gốc hàng tồn kho).
– Khoản tiền thuốc chữa bệnh bán theo đơn (toa), không nằm trong gói dịch vụ chữa bệnh theo quy định của Bộ y tế (không thực hiện các dịch vụ khám chữa bệnh tại BV-PK), chỉ đơn thuần là mua bán thuốc, trang thiết bị y tế thì phải chịu thuế GTGT 5% (thực phẩm chức năng phải chịu thuế GTGT 10%).
– Nếu BV-PK hạch toán riêng được số thuế GTGT đầu vào dùng riêng cho SXKD chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì được khấu trừ thuế GTGT đầu vào dùng cho SXKD hàng hóa chịu thuế GTGT.
– Nếu BV-PK không hạch toán riêng được số thuế GTGT đầu vào dùng cho SXKD chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì:
+ Hàng tháng (quý) tạm phân bổ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ như sau:
“Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (bằng) = (Doanh thu hàng hóa chịu thuế GTGT + Doanh thu hàng hóa không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT) / (chia) Tổng doanh thu chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT bao gồm cả doanh thu hàng hóa không phải kê khai tính nộp thuế GTGT x (nhân) Thuế GTGT đầu vào dùng chung trong kỳ”.
+ Cuối năm, DN phân bổ lại số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ để kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu vào đã tạm phân bổ, khấu trừ theo tháng (quý) vào tháng (quý) cuối năm.
* Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = Tổng thuế GTGT đầu vào * (Doanh thu bán ra chịu thuế GTGT/Tổng doanh thu)
* Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ = Tổng thuế GTGT đầu vào * (Doanh thu bán ra không chịu thuế GTGT / Tổng doanh thu)
——-
2/ Về hoá đơn GTGT đầu ra: (Thông tư số 39/2014/TT-BTC)
Trường hợp BV-PK thực hiện dịch vụ khám chữa bệnh bao gồm thuốc chữa bệnh trong gói dịch vụ chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT; BV-PK được lập 1 hoá đơn chung cho dịch vụ khám chữa bệnh và bán thuốc.
Trường hợp bán thuốc không nằm trong gói dịch vụ chữa bệnh thì thuộc đối tượng chịu thuế GTGT là 5%.
Trường hợp BV-PK khi cung cấp gói dịch vụ khám chữa bệnh với giá trị trên 200.000 đồng nhưng khách hàng không lấy hoá đơn thì BV-PK vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hoá đơn”. Việc BV-PK lập bảng kê bán lẻ để xuất hoá đơn cuối ngày (giá trị trên 200.000 đồng) là không phù hợp với quy định (Bảng kê bán lẻ chỉ được lập đối với các DN xăng dầu, nếu người mua không yêu cầu lấy hoá đơn).
——-
** Lưu ý về Kê khai thuế đối với hóa đơn không chịu thuế:
– Bên bán kê vào bảng kê bán ra, mục số 1: Hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT.
– Bên mua, KHÔNG kê.
(Công văn số 4943/TCT-CS, 10/11/2014).
——-
3/ Về thuế TNDN:
– Khoản 5, Điều 3 Thông tư số 78/2014/TT-BTC:
“5. … DN nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế TNDN mà các đơn vị này xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ, cụ thể như sau:
… Riêng hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật: 2%”.
– Khoản 1, Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC:
“1. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà DN được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.”
2. Nếu các đơn vị đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Kể từ ngày 01/01/2016, thu nhập tính thuế từ các hoạt động nêu trên của đơn vị áp dụng thuế suất thuế TNDN 20%.
Bài viết khác cùng mục: