10 Đề Thi Thử HSG Ngữ Văn 12 Cấp Tỉnh Có Đáp Án (tải word)

10 Đề Thi Thử HSG Ngữ Văn 12 Cấp Tỉnh Có Đáp Án (tải word)

Đề Thi Thử HSG Ngữ Văn 12 Cấp Tỉnh

Tải đề: 10-De-thi-thu-HSG-NGU-Van-12-Cap-Tinh-co-dap-an

Câu 1 (8 điểm)

Nghịch cảnh không chỉ là một phép thử của tình cảm mà còn là thước đo của trí tuệ và bản lĩnh con người.

Anh/Chị có suy nghĩ gì về câu nói trên?

(Danh ngôn Pháp)

Câu 2 (12 điểm)

Vô vàn thi nhân trước anh đã viết về mưa

Mắt anh chả còn hồn nhiên đâu sau nhiều từ ngữ Khéo cơn mưa anh viết bây giờ là cơn mưa của họ Chiếc võng thơ anh chửa lên nằm, nó đã đung đưa Này, thời đại anh có cái gì khác chứ?

Hình như anh có cả cơn mưa lửa

Hãy mang con mắt thời đại anh để nhìn trời mưa cũ Nếu không, dù anh có tuôn xuống trăm câu, nghìn chữ Cũng thừa

(Chế Lan Viên toàn tập, NXB Văn học, 2002)

Anh/Chị hiểu như thế nào về lời khuyên của Chế Lan Viên: “Hãy mang con mắt thời đại anh để nhìn trời mưa cũ”? Hãy làm sáng tỏ bằng những hiểu biết của anh/chị qua những tác phẩm thơ.

Đáp án

Câu 1 (8 điểm)

1.  Yêu cầu về kĩ năng:

  • Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội.
  • Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.
  • Biết vận dụng, phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác

bỏ,…).

  • Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính

tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng.

2.  Yêu cầu về nội dung:

  • Mở bài: (0.5 điểm)
  • Đại thi hào người Đức, Gớt từng nói: “Trí tuệ trưởng thành trong tĩnh lặng, tính cách trưởng thành trong bão táp”. Môi trường và hoàn cảnh sống là những yếu tố quan trọng góp phần làm nên tính cách của con người.
  • Khẳng định vai trò của hoàn cảnh đối với việc rèn luyện bản lĩnh cho con người, danh ngôn Pháp có câu: “Nghịch cảnh không chỉ là một phép thử của tình cảm mà còn là thước đo của trí tuệ và bản lĩnh con người”.
    • Thân bài: (7.0 điểm)
  1. Giải thích từ ngữ và ý nghĩa: (1.0 điểm)

+ Nghịch cảnh là hoàn cảnh trớ trêu, éo le, những nghịch lí cản trở cuộc sống của con người; là những rủi ro con người không mong muốn trong cuộc sống.

Câu nói khẳng định ý nghĩa của nghịch cảnh trong quá trình nhận thức và tự nhận thức của con người: Qua nghịch cảnh, con người không chỉ hiểu biết thêm về tâm hồn, tình cảm của mình, của người khác mà quan trọng hơn hết là thấy được trí tuệ và bản lĩnh trong cuộc sống.

  1. Bàn luận: (4.5 điểm)

(1) : Biểu hiện của nghịch cảnh: (1.5 điểm)

  • Nghịch cảnh là một phần tất yếu của cuộc sống mà ai cũng phải trải qua trong cuộc đời: ốm đau, tai nạn, chiến tranh, xung đột,…
  • Nghịch cảnh cuộc đời là điều không thể tránh. Không ai tránh được những bất trắc trong cuộc sống.
  • Những nghịch cảnh học sinh gặp phải trong học tập: Có khi kết quả không được như mong muốn với những nỗ lực mà mình đã bỏ ra.

 

  • Những nghịch lý trong tình yêu: Những cách trở, bước cản trong tình yêu mà những người yêu nhau thường phải đối diện.
  • Những thất bại trong đường đời: Người thì bị mất việc, kinh doanh thất bại, phá sản, mất đi người thân, khủng hoảng tài chính, người thì đổ vỡ trong các mối quan hệ, hoặc thậm chí sức khỏe sa sút.
  • Đôi khi những thử thách đó lại nằm ngoài tầm kiểm soát của ta, nên dù cố gắng đến mấy, ta vẫn phải chấp nhận và đối đầu với nó (trích câu của Đặng Thùy Trâm).
  • : Vai trò của nghịch cảnh: (1.5 điểm)

+ Nghịch cảnh là phép thử của tình cảm:

  • Qua nghịch cảnh, ta hiểu thêm về trái tim, tình cảm của người, thấy được tình cảm của tập thể và của cả dân tộc.
  • Khi thất bại trên đường đời, con người mới nhận ra những giá trị đích thực của cuộc sống, những tình cảm chân – giả mà người, tập thể dành cho mình. Khi đó, chúng ta sẽ trân trọng hơn những tình cảm chân thành mà ta nhận được, sáng suốt hơn khi nhận rõ bạn – thù vốn bị cái hỗn tạp của đời sống làm mờ khuất đi.

+ Nghịch cảnh là thước đo của trí tuệ và bản lĩnh của con người:

  • Đối diện và vượt qua nghịch cảnh, dân tộc đó sẽ chứng tỏ được tầm vóc của trí tuệ và bản lĩnh của mình. Trong cuộc chiến chống xâm lược, dân tộc ta đã chứng minh được bản lĩnh khi đối đầu với những kẻ thù xâm lược mạnh hơn mình.
  • Đối diện và vượt qua nghịch cảnh, con người sẽ khẳng định được sức mạnh của ý chí, nghị lực và bản lĩnh. Cách con người nhìn nghịch cảnh, cách con người vượt qua nghịch cảnh chính là những bài học vô giá về sức mạnh trí tuệ và bản lĩnh con người.

(3) : Mở rộng vấn đề: (1.5 điểm)

  • Tuy nhiên, không chỉ trong nghịch cảnh, con người mới nhận thức được nhiều điều mà ngay trong hoàn cảnh bình thường của cuộc sống thường ngày, chỉ cần con người luôn có ý thức học hỏi, trau dồi kiến thức, cầu tiến, tỉnh táo trong nhận thức… thì con người hoàn toàn có thể rút ra kinh nghiệm cho bản thân và rèn giũa năng lực trí tuệ lẫn bản lĩnh của mình.
  • Phê phán quan niệm và hành động sai lầm: chạy trốn hay đầu hàng nghịch cảnh, thiếu tỉnh táo, sáng suốt khi gặp cảnh éo le, ngang trái, dễ thất bại trong công việc, thậm chí bị kẻ thù lợi dụng.
  1. Bài học nhận thức và hành động:

+ Nhận thức: Câu nói trên đã khẳng định ý nghĩa của nghịch cảnh trong quá trình nhận thức và tự nhận thức của con người.

+ Hành động:

  • Tự làm giàu cho tâm hồn và trí tuệ để đủ sức mạnh vượt qua nghịch cảnh;
  • Can đảm, kiên cường đối diện và vượt qua những thử thách của cuộc đời;
  • Sống yêu thương, đoàn kết để cuộc sống tràn ngập tình yêu thương.
    • Kết bài: (0.5 điểm)

Đúng như E. Tholman từng nói: “Bạn cần sức mạnh, nghị lực nên cuộc sống đã đặt ra những khó khăn nghịch cảnh để bạn vượt qua và trở nên mạnh mẽ hơn”. Vì vậy, đừng ngại ngùng đối đầu với nghịch cảnh, bởi “bạn sẽ khám phá ra chính mình ở một bậc cao hơn sau mỗi lần vượt qua nghịch cảnh” (Thomas Edison). Chúc các bạn luôn có đủ dũng khí và trí tuệ để vượt qua nghịch cảnh và vươn đến thành công!

Câu 2 (12 điểm)

1.  Yêu cầu về kĩ năng:

  • Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học.
  • Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.
  • Biết vận dụng, phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Đặc biệt nắm vững thao tác phân tích, chứng minh để làm sáng rõ vấn đề.
  • Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng.

2.  Yêu cầu về nội dung:

  • Giải thích ý kiến: (2.0 điểm)
  • Nhìn: cái nhìn – cách đánh giá, thể hiện nhân sinh quan, thế giới quan của người viết.
  • Con mắt của thời đại: cái nhìn – cách đánh giá của thời đại mà nhà thơ đang sống.
  • Cơn mưa cũ: hiện thực cuộc sống – con người.

Cả câu thơ: Lời khuyên với người sáng tác: phải đánh giá, nhìn nhận cuộc sống – con người bằng cái nhìn, cách đánh giá mới mẻ, mang hơi thở của thời đại.

  • Bàn luận và chứng minh: (8.0 điểm)
  • Bàn luận: (0 điểm)
  • Nhà văn thuộc về một giai đoạn lịch sử xác định, chịu sự chi phối của thời đại mà mình đang sống về tư tưởng và thi pháp.
  • Sáng tác là sản phẩm của nhà văn hay in đậm dấu ấn sáng tạo của nhà văn nhưng cũng phải thể hiện tầm tư tưởng của thời đại.
  • Chứng minh qua 2 tác phẩm thơ: (0 điểm)
  • Yêu cầu: Trong quá trình phân tích, thí sinh phải chỉ ra được nét độc đáo, phong cách riêng của nhà thơ đó trên cái nền đổi thay của cả thời đại thi ca lúc bấy giờ.

2.4. Mở rộng vấn đề: (2.0 điểm)

  • Ý thơ của Chế Lan Viên đã chỉ ra yêu cầu bắt buộc đối với người nghệ sĩ: phải biết nhìn những đề tài cũ bằng cái nhìn mới để những trang văn luôn in dấu ấn riêng của người sáng tác và dấu ấn riêng của thời đại.
  • Con mắt thơ không được dừng lại ở bề nổi của thời đại mà phải đi vào bề sâu của hiện thực. Nhà thơ phải là người có ý thức tìm tòi, đổi mới, có tài quan sát tinh tế, có khả năng sử dụng ngôn từ.

Tham khảo nhiều tài liệu khác tại icongchuc.com

Like share và ủng hộ chúng mình nhé: