Bài phân tích ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt mới nhất 2022. Nhan đề tác phẩm văn học là cánh cửa chào đón đọc giả bước vào với trang văn, một nhan đề hay, ấn tượng sẽ là cách để thu hút người ta tìm đến nội dung sau đó. Vợ nhặt của Kim Lân là một tác phẩm tuyệt vời từ nhan đề đến nội dung, ý nghĩa tác phẩm.
Con đường nghệ thuật của Kim Lân là chuỗi ngày đi tìm về và thấu hiểu, đồng cảm với những gì thuộc về nông thôn. Dù sáng tác không nhiều nhưng ông đã để lại cho nền văn học Việt Nam những tác phẩm có giá trị, một trong đó là Vợ nhặt, tác phẩm xây dựng trên bối cảnh nạn đói mùa xuân năm 1945. Sự tàn khốc, tổn thương cả về thể xác lẫn tinh thần không có gì diễn tả được, nó hằn lại một vết thương sâu khi nhắc về nạn đói năm ấy, hơn hai triệu đồng bào chết la liệt, họ vất vưởng bờ bụi sống qua ngày, chưa bao giờ ranh giới giữa sự sống và cái chết mong manh, thoi thóp như thế. Trong cảnh tối sầm của nạn đói, tình cảnh bi thảm của con người nhưng đồng bào Việt Nam vẫn không bỏ mặt nhau, bao bọc, cưu mang nhau cùng hy vọng, hướng về ánh sáng. Kim Lân, một nhà văn hướng về nhân đạo, về tình người đã đồng cảm, đứng trên cái khổ mà thương xót cho con người nên tác phẩm vợ nhặt là sự kết tinh những điều đó. Kim Lân lựa chọn một đề tài không quá mới mẻ nhưng cách khai thác, hướng đi, lựa chọn nhân vật lại rất đặc biệt của riêng ông. Ấn tượng đầu tiên chính là cái nhan đề “Vợ Nhặt”, ngắn gọn, dễ hiểu nhưng lại hàm chứa bao điều sâu sa, toát lên tư tưởng, nội dung của tác phẩm, tác giả trăn trở, suy nghẫm, xót xa trước cái xã hội khi ấy, giá trị của con người bị hạ thấp trong bi kịch của cuộc sống.
Vợ: biểu tượng cho khát khao tổ ấm, hạnh phúc gia đình, mang ý nghĩa trọng đại và lớn lao.
Nhặt: hành động rẻ rúng, tầm thường.
→ Vợ nhặt có nghĩa là nhặt được vợ, gợi sự rẻ rúng của thân phận con người và tình cảnh thê thảm của con người trong nạn đói năm 1945.
Người ta dựng vợ gả chồng lúc ăn nên làm ra, qua tìm hiểu và yêu thương nhau, nhưng Tràng đã đi ngược lại với tất cả điều đó. Nhan đề Vợ nhặt được nhà văn Kim Lân đặt ra không chỉ gây ấn tượng, tò mò với bạn đọc mà còn phản ánh đúng tính chất, nội dung của câu chuyện.
→ Nhan đề tuy giản dị, mộc mạc nhưng đã gọi một phần to lớn vào việc làm nên giá trị và thành công cho tác phẩm.
Nhan đề của tác phẩm gói gọn trong hai chữ “vợ nhặt”. Ấy là việc Tràng – một anh thanh niên bình thường, nghèo khó, xấu xí, ế vợ bỗng nhiên lại nhặt được vợ ngay giữa nạn đói, cái thời điểm sự sống thoi thóp đến miếng ăn cho bản thân còn không đủ mà nghĩ gì đến chuyện sẽ cưới vợ, cưu mang thêm một người. Hơn nữa, Tràng không mảy may điều gì, chấp nhận đưa cô gái đó về nhà, hạnh phúc lo xây đắp tổ ấm chuyện lạ xưa nay mới thấy. Chính cái éo le, cái lạ mới tạo thành truyện.
Ta luôn biết rằng, trong cuộc sống của ta từ trước hay từ thời đại hiện nay. Vợ – vốn được xem là một người vô cùng cao quý và thiêng liêng. Chính họ là người luôn được xem trọng và được coi như một trong những điều quan trọng của bất kì ai khi lớn lên đến tuổi dựng vợ gả chồng. Và một người, muốn lấy được vợ thì hẳn cuộc sống phải có đầy đủ điều kiện, có hoàn cảnh tương đối tốt mới có đủ điều kiện để lấy vợ – gả chồng.
Nhưng đây lại khác. Ta ngạc nhiên khi từ “vợ” trang trọng cao quý ấy lại đi đôi với với từ “nhặt”. Từ nhặt đã làm từ vợ trở thành một danh từ chung, chỉ sự nhỏ bé và xem như một sự rẻ rúng, coi như rơm như rác có thể ‘nhặt” được ở bất kì đâu. ĐƯợc xem như một vật vô giá trị, không ra gì,. Người vợ gần như bị coi như không được xem trọng, người vợ không còn ở vị trí trung tâm của việc xây dựng tổ ấm. Người ta thường hay nói tới việc “cưới vợ” chứ ai có nói đến việc “nhặt vợ” vậy mà Tràng lại Nhặt vợ. Đó thật sự thâu tóm một giá trị hiện thực, sự khốn cùng của hoàn cảnh, của nạn đói lúc bấy giờ ở nước ta.
“Nhặt” là đi lượm, lấy về những thứ có thể là không cần thiết, tiện tay thì lấy, có thể có hoặc không đều không quan trọng. “Vợ” là một danh xưng thường dùng để gọi âu yếm, trìu mến của người chồng gọi người phụ nữ của mình trong gia đình, từ ngữ này luôn được kết hợp với những từ có nghĩa đẹp đẽ, có thể là “vợ yêu”, “vợ của tôi”, “vợ xinh”, cách nói cũng đầy sự yêu thương, tự hào, hãnh diện. Nhưng ở đây Kim Lân lại đặt hai từ vốn không được nói, lạ lẫm này lại thành một nhan đề cho tác phẩm. Bởi chính nội dung câu chuyện là người đàn bà kia và Tràng họ chỉ mới gặp gỡ nhau vỏn vẹn hai lần, bộ dạng của cô ta thì ngày càng tệ hơn, cách ăn nói, cử chỉ thô lỗ, thiếu lịch sự nhưng chỉ với 4 bát bánh đút nhỏ nhoi cũng đủ khiến cô chấp nhận về nhà cùng một người đàn ông để xây dựng gia đình. Hôn nhân vốn là chuyện thiêng liêng, đời người chỉ trải qua một lần nhưng cô gái này chấp nhận đến với một người mà không có giấy chứng nhận kết hôn, không có ăn hỏi, cưới xin theo phong tục truyền thống của người Việt Nam.
Chính vì thế mới nhận thấy nhan đề của tác phẩm song hành, phù hợp, truyền đạt đủ đầy nội dung, chủ đề của tác phẩm. Nhan đề mang sức mạnh tố cáo, lên án cái xã hội phong kiến và bọn thực dân cay nghiệp, tàn ác đa đẩy con người vào tình cảnh khốn cùng, lay lắt, vật vưỡng. Tuy nhiên nhà văn tìm thấy lấp trong cái tối đen của xã hội bấy giờ là những tâm hồn đẹp, vươn lên giữa khó khăn tìm đến phía ánh sáng tương lai, dù mai thế nào thì họ vẫn tận tâm lao động, vui vẻ sống trọn hôm nay. Đây cũng chính là giá trị nhân đạo, là sợi chỉ đỏ theo suốt tác phẩm mà nhà văn muốn gửi gắm đến độc giả. Hơn nữa cách đặt nhan đề này khá là thú vị, mới lạ, kích thích trí tò mò để tìm hiểu câu truyện cốt lõi đằng sau đó.
Hơn nữa, nhan đề còn thể hiện tình cảnh thê lương, thảm cảnh của người dân 1945 bộc lộ một sự cưu mang, đùm bọc. Một thái độ cao đẹp của con người khi biết chia sẻ, bao bọc thể hiện ngòi bút nhân đạo thái độ nhà văn luôn để họ vươn lên khát vọng hướng tới tổ ấm hạnh phúc và niềm tin của con người trong bất kì hoàn cảnh nào.
Kim Lân đã xây dựng một hình ảnh và một thái độ vô cùng ấn tượng và đẹp đẽ. Nó không chỉ khiến ta có ấn tượng với câu chuyện, mà còn là một trong những nhan đề hay, xuất sắc, độc đáo, thâu tóm được giá trị nội dung hấp dẫn và tài năng của nhà văn.
“Vợ nhặt” vốn lạ mà quen, vô lí mà lại có lí, Kim Lân đã thật tinh tế từ cách chọn chủ đề, xây dựng nhân vật cho đến cách đặt nhan đề, hình thành nội dung, nghệ thuật cho tác phẩm. Nhan đề là sự kết tinh những phản ánh của nhà văn về xã hội của nạn đói năm 1945, lóe lên trong bóng tối đó là niềm tin vào Đảng, vào Cách mạng của con người, tận cùng của sự sống là niềm tin ở tương lai.
Bài viết khác cùng mục: