Cảm nhận về đoạn cuối bài Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm

Cảm nhận về đoạn cuối bài Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm. Nguyễn Khoa Điềm thuộc lớp thế hệ các nhà thơ mà tài năng và ngòi bút được mài dũa trong thời kì chống Mĩ cứu nước. Thơ ông hấp dẫn người đọc bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng về đất nước, về dân tộc. Và Nguyễn Khoa Điềm đã hấp dẫn người đọc bằng tình yêu dáng hình quê hương xứ sở một cách đầy tha thiết qua thi phẩm tuyệt bút “Đất Nước”.
Cảm nhận về đoạn cuối bài Đất Nước
Cảm nhận về đoạn cuối bài Đất Nước

Cảm nhận về đoạn cuối bài Đất Nước

Đất nước là đề tài quen thuộc nhưng chưa bao giờ cũ trong văn học Việt Nam xưa nay. Mỗi một thời kì, hình tượng đất nước lại mang sắc thái riêng, được đề cập theo một cách riêng. Đặc biệt, giai đoạn văn học kháng chiến 1945-1975, thời kì “bùng nổ” các bài thơ, bài văn xuôi về chủ đề đất nước. Trong đó, tôi ấn tượng nhất với bài thơ “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm. Đoạn thơ cuối trong bài thơ đã làm nổi bật tư tưởng hóa thân vì Tổ quốc vĩ đại vô cùng sâu sắc:
 
“Để đất nước này là Đất Nước của Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu
Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”
 
Cùng với lớp nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ, Nguyễn Khoa Điềm có lối thơ rất riêng, thuộc phong cách trữ tình – chính luận. Đoạn trích “Đất Nước” (1971) thuộc trường ca “Mặt đường khát vọng” ra đời nhằm cổ vũ kháng chiến, thức tỉnh trí thức Sài Gòn từ bỏ tư tưởng nô dịch thực dân, hòa mình với cuộc đấu tranh chung của dân tộc. Trong đoạn cuối bài thơ, Nguyễn Khoa Điềm đã đứng ở góc độ văn hóa dân gian để thể hiện quan điểm Đất Nước là của nhân dân, của ca dao thần thoại và chính Nhân dân tô điểm, thêu dệt nên vẻ đẹp của quê hương, xứ sở. 
 
Trước hết, tác giả khái quát lại toàn bộ luận điểm “Đất nước của Nhân dân” và đưa ra suy tưởng mới mẻ về đất nước trong hai câu thơ đầu:
 
“Để đất nước này là Đất Nước của Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”
 
Nhân dân là những người giản dị, vô danh nhưng cũng chính là những người sáng tạo ra các giá trị văn hóa, tinh thần của đất nước. Một trong các giá trị văn hóa đặc sắc nhất kết tinh tâm hồn, tình cảm nhân dân chính là văn hóa dân gian, biểu hiện cụ thể từ các câu ca dao, câu chuyện truyền kì, thần thoại khai sinh loài người… Hai câu thơ với hai vế song song đã đưa ra định nghĩa về đất nước vừa giản dị, vừa độc đáo. 
 
Trong 4 câu thơ tiếp, Nguyễn Khoa Điềm đã cụ thể hóa tư tưởng đất nước của ca dao thần thoại bằng việc dựng lại những tác phẩm văn hóa dân gian. Qua đó, nhà thơ khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 
“Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu”
 
Đó là những câu ca dao về tình yêu và lời ru, gợi tình yêu trong sáng và sắt son. Đó là “công cầm vàng” từ câu “Cầm vàng mà lội qua sông, vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng”, nhắc nhở trân trọng tình nghĩa giữa con người. Đó còn là hình ảnh “Thánh Gióng” nhổ tre đánh giặc bảo vệ non sông, kiên cường cho cuộc đấu tranh giành nước và giữ nước của dân tộc. 
 
Sau khi diễn giải, Nguyễn Khoa Điềm kết thúc bằng thông điệp: chính nhân dân là người đã mang lại vẻ đẹp muôn màu và kì diệu cho hồn sông hồn núi quê hương. 
 
Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”
 
4 câu thơ cuối mở ra không gian bát ngát, mênh mông và thơ mộng của những dòng sông quê hương. Tác giả không chỉ gợi dáng sông mà còn gợi cả hồn sông thiêng liêng của dân tộc. Mỗi dòng sông sẽ mang trong mình một đời sống văn hóa tinh thần phong phú của dân tộc mà biểu hiện cụ thể chính là “câu hát”. Sông không biết hát. Thế nhưng, hồn sông chính là những câu hát thiêng liêng. 
 
Tóm lại, chỉ một đoạn thơ ngắn nhưng Nguyễn Khoa Điềm đã đa kết hợp các đặc sắc nghệ thuật như kho tàng tri thức, sáng tạo chất liệu văn hóa dân gian, tư duy nghệ thuật đậm chất chính luận, giọng thơ trữ tình đằm thắm…. Khổ thơ cuối cũng như toàn bộ bài thơ “Đất Nước” đã mang đến những cảm nhận không lẫn về đất nước cùng tư tưởng tiến bộ. Bài thơ không chỉ có giá trị thức tỉnh thời bấy giờ mà còn là lời nhắc cho hàng triệu lớp con cháu hôm nay và mai sau.
 

Mẫu 2 

 
Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt
 
Như mẹ, như cha, như vợ, như chồng
 
Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết
 
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, non sông.
 
(Chế Lan Viên)
 
Từ lời thơ của Chế Lan Viên, ta mới nhận ra rằng còn gì thiêng liêng hơn là xả thân mình cho đất nước, còn nghĩa cử nào cao đẹp hơn là khi Tổ quốc vẫy gọi, trái tim ta sẵn sàng ngân vang liên hồi? Chân dung Tổ quốc đã được hiện lên muôn hình vạn trạng dưới những ngòi bút tài hoa của nhiều thi sĩ. Ta bắt gặp một hình tượng đất nước đau thương nhưng vẫn ngời lên ý chí đấu tranh trong trang thơ Nguyễn Đình Thi, một đất nước rất đỗi dịu dàng, ý tứ trong thơ Hoàng Cầm. Nhưng với Nguyễn Khoa Điềm, ta bắt gặp một cái nhìn toàn vẹn, tổng hợp từ nhiều phương diện khác nhau về một đất nước của nhân dân. Nguyễn Khoa Điềm thuộc lớp thế hệ các nhà thơ mà tài năng và ngòi bút được mài dũa trong thời kì chống Mĩ cứu nước. Thơ ông hấp dẫn người đọc bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng về đất nước, về dân tộc. Và Nguyễn Khoa Điềm đã hấp dẫn người đọc bằng tình yêu dáng hình quê hương xứ sở một cách đầy tha thiết qua thi phẩm tuyệt bút “Đất Nước”.  Đoạn trích nằm ở chương V của bản trường ca “Mặt đường khát vọng” được sáng tác vào mùa đông năm 1971, tại chiến trường Trị Thiên, thời điểm chống Mĩ quyết liệt tại miền Nam, là nơi dồn nén cảm xúc và kết tinh những suy tư có tính chân lý của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước và Nhân Dân, được chuyển tải qua những lời nghệ thuật dung dị, lại có khả năng truyền cảm sâu sắc đến bao thế hệ độc giả. Lấy chủ thể trữ tình là “anh và em”, Nguyễn Khoa Điềm đã cảm nhận mọi vẻ đẹp văn hóa truyền thống dân tộc đều do nhân dân tạo ra và giữ truyền đồng thời khẳng định tư tưởng lớn của thời đại: “Đất nước của nhân dân”:
 
“Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
 
Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
 
 
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
 
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi.”
 
Mở đầu đoạn thơ Nguyễn Khoa Điềm đã tự hào với những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần mà nhân dân tự sáng tạo, gìn giữ và lưu truyền cho đời sau:
 
“Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
 
Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
 
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
 
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
 
Họ đắp đập be bờ co người sau trồng cây hái trái”
 
Nước chúng ta là một nước nông nghiệp có nền văn minh lúa nước lâu đời nên vẻ đẹp văn hóa đầu tiên mà nhà thơ hướng đến là truyền thống giữ truyền hạt lúa qua bao đời. Câu thơ vừa có nghĩa cụ thể vừa mang nghĩa khái quát. Trong suốt chiều dài lịch sử, nhân dân ta giữ hạt lúa cho đời sau và truyền lại như một điều kiện cơ bản để dân tộc tồn tại và phát triển. Dù trải qua bao cuộc nạn đói hủy diệt, nhân dân ta vẫn kiên quyết giữ được hạt lúa cho đời sau, giữ gìn nền văn minh biểu trưng cho cả một dân tộc, đó là vẻ đẹp đáng cơ ngợi nhất.
 
Đi liền với truyền và giữ hạt lúa để cho dân tộc sinh tồn là sự “chuyền lửa” từ đời này qua đời khác. Từ trong những đêm mờ xa xôi của lịch sử, ông cha ta vẫn biết cách bê rơm con cúi để truyền lửa “qua mỗi nhà”, đó là một sự sáng tạo không chỉ để duy trì bếp lửa của mỗi gia đình mà còn để làm vũ khí lợi hại trong việc chống giặc. Nguyễn Đình Chiểu đã từng ca ngợi ngọn lửa này: “Lửa rơm con cúi cũng đốt xong nhà dạy đạo kìa”. Nhìn qua thì đó là một cách chuyền lả thủ công đờn giàn nhưng để truyền lửa qua thời gian đằng đẵng là một sự kiện quan trọng của nhân dân ta. Từ “lửa” ở đây còn được hiểu theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng: ngọn lửa duy trì sự sống và cũng là ngọn lửa văn hóa, truyền thống dân tộc. Bởi lẽ đó, giữ gìn “lửa” là giữ gìn bản sắc tinh hoa văn hóa dân tộc, một điều khiến Nguyễn Khoa Điềm rất trân trọng và biết ơn nhân dân.
 
Like share và ủng hộ chúng mình nhé: