Bài tập thuế thu nhập cá nhân có đáp án- ôn thi công chức thuế 2021

Bài tập thuế thu nhập cá nhân có đáp án- ôn thi công chức thuế 2021.Bài tập về tính thuế thu nhập cá nhân có đáp án, Các dạng bài tập về thuế TNCN, Bài tập thuế thu nhập cá nhân có lời giải chi tiết, Bài tập thuế thu nhập doanh nghiệp có đáp án, Bài tập thuế tổng hợp có đáp an, Bài tập tính thuế thu nhập cá nhân 2021, Bài tập tính thuế thu nhập cá nhân theo tháng, Bài tập thuế thu nhập cá nhân nâng cao

Dạng bài về thuế thu nhập cá nhân

Đề thi 2019 câu 5 (2 điểm) – Đề chẵn 

Công ty cổ phần PP vào tháng 05/2018 tiến hành họp đại hội cổ đông thường niên năm 2018 và công bố kết quả kinh doanh của năm 2017 đã có xác nhận bảo cáo tài tỉnh của công ty kiểm toán. Kết quả kinh doanh năm 2017 Công ty có lợi nhuận. Công ty quyết định chỉ cổ tức như sau: Mức cổ tức bằng tiền mặt được xác định là 18% trên tổng giá trị cổ phiếu mà cổ động đang nắm giữ (01 cổ phiếu có giá trị sổ sách công ty 10.000 đồng) và cổ đông được chia cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 1-0,5 (chủ sở hữu 01 cổ phiếu sẽ được nhận 0,5 cổ phiếu ghi tăng vốn của công ty). Việc chia cổ tức và ghi nhận tăng vốn được thực hiện vào ngày 15/08/2018.

Ông Hùng là cổ đông của công ty PP đang là chủ sở hữu 30.000 cổ phiếu. Ngày 20/09/2018 ông A đã chuyển nhượng 45.000 cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM với giá chuyển nhượng 40.000 đồng/cổ phiếu.

Yêu cầu:

  • Xác định số thuế và thời điểm nộp thuế TNCN của ông Hùng đối với cổ tức nhận bằng TIỀN MẶT?
  • Xác định số thuế và thời điểm nộp thuế TNCN của ông Hùng đối với cổ tức nhận bằng CỔ PHIẾU?

Đáp án đề thi 2019 – chẵn – câu 5

Tóm tắt thông tin:

– Ông Hùng sở hữu 30.000 cổ phiếu (coi như từ đầu năm)

– Tháng 5/2018: nhận cổ tức:

  • Tiền mặt: 18%
  • Bằng cổ tức: 50%*30.000 = 15.000 cổ phiếu

– Ngày 20/9/2018: chuyển nhượng 45.000 cp, giá 40.000/cp 

Yêu cầu:

Xác định thuế và thời điểm nhận cổ tức băng tiền mặt

  • Thời điểm tính thuế TNCN: thời điểm công ty PP trả thu nhập (cổ tức bằng tiền mặt) cho ông Hùng (ngày 15/8/2018)
  • Thuế TNCN đối với cổ tức bằng tiền mặt: = thu nhập tính thuế * 5% = 18% *30.000 * 10.000 *5% = 2.700.000

 Xác định thuế và thời điểm nhận cổ tức bằng cổ phiếu

Thuế TNCN từ đầu tư vốn

  • Thời điểm tính thuế TNCN: thời điểm chuyển nhượng vốn (ngày 20/9/2018)
  • Thuế TNCN đối với cổ tức bằng cổ phiếu = 15.000 * 10.000 * 5% = 500.000

Thuế TNCN từ chuyển nhượng chứng khoán đối với cổ tức đã bán

  • Thời điểm tính thuế TNCN: thời điểm chuyển nhượng vốn (ngày 20/9/2018)
  • Thuế TNCN từ chuyển nhượng chứng khoán = giá chuyển nhượng *0,1% = 15.000 *40.000 * 0,1% = 600.000.

Đề thi 2018 – Lẻ – câu 5

Câu 5: (2 điểm) Chị Bình là cá nhân cư trú làm việc trong công ty TNHH, trong năm tính thuế 2017 có tình hình sau:

  1. Tiền lương theo hợp đồng lao động (sau khi trừ bảo hiểm bắt buộc trích theo quy định): 30 triệu đồng/ tháng.
  2. Phụ cấp chức vụ: 38 triệu đồng/ năm
  3. Thù lao tư vấn sau khi đã khấu trừ tại nguồn: 18 triệu đồng.
  4. Tiền thưởng sáng chế (Sáng chế được cơ quan có thẩm quyền công nhận): 40 triệu đồng.
  5. Các khoản hỗ trợ nhận được từ công ty trong năm:

– Hỗ trợ cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho con trai: 20 triệu đồng

– Phiếu ăn giữa ca trị giá 9.6 triệu đồng.

– Tiền trang phục: 4 triệu đồng

  1. Thu nhập từ bồi thường nhận được từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ: 15 triệu đồng.
  2. Thu từ chuyển nhượng chứng khoán: 800 triệu đồng
  3. Lãi tiền gửi ngân hàng: 40 triệu đồng
  4. Tiền cho thuê nhà nhận được trong năm 180 triệu đồng. Chị Bình trích 5 triệu đồng ủng hộ một cá nhân làm từ thiện.
  5. Hợp đồng chuyển nhượng bản quyền trị giá 120 triệu đồng được ký kết tháng 12 năm 2016. Theo hợp đồng, việc thanh toán được chia làm 2 lần: 1 lần thanh toán trong tháng 12 năm 2016, số tiền thanh toán: 70 triệu đồng, lần 2: thanh toán trong tháng 1 năm 2017, số tiền thanh toán: 50 triệu đồng. Năm 2017 chị Bình nhận được tiền thanh toán theo đúng như thỏa thuận ghi trong hợp đồng.

Yêu cầu: Xác định thuế TNCN chị Bình phải nộp trong năm tính thuế. Biết rằng:

– Chị Bình kê khai người phụ thuộc gồm 1 con 5 tuổi, 1 con 3 tuổi và 1 con sinh trong tháng 7/2017 và mẹ đẻ 70 tuổi. Hàng tháng mẹ đẻ nhận được lãi tiền gửi ngân hàng 1.2 triệu đồng.

– Mức giảm trừ gia cảnh áp dụng đối với người nộp thuế 9 triệu đồng/ tháng đối với người phụ thuộc 3.6 triệu đồng/người/tháng.

– Thuế suất thuế TNCN đối với chuyển nhượng chứng khoán: 0.1%

– Tỷ lệ thuế TNCN đối với hoạt động cho thuê tài sản là 5%.

– Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ bản quyền: 5%

– Biểu thuế lũy tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh và tiền lương, tiền công như sau:

Bậc thuế Bậc thuế (triệu đồng) Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) Thuế suất %
1 Đến 60 Đến 5 5
2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 120 đến 216 Trến 10 đến 18 15
4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30
7 Trên 960 Trên 80 35

Đáp án đề thi 2018 – lẻ, câu 5                                                

1. Xác định thu nhập tính thuế của chị bình trong 2017

a) Xác định thu nhập chịu thuế và không chịu thuế từ tiền lương tiền công

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nội dung/thu nhập Chịu thuế Không chịu thuế
–    Tiền lương (30 tr*12) – sau khi trừ BHBB 360 0
–    Phụ cấp chức vụ 38 0
–    Thù lao tư vấn net (đã khấu trừ thuế  TNCN  10%  tại  nguồn) →

 

Gross = 18/ (1-10%)

20 0
– Thưởng sáng chế được cơ quan thẩm quyền công nhận (không chịu thuế) 0 40
–    Hỗ trợ khám bệnh hiểm nghèo (không chịu thuế) 0 20
–    Phiếu ăn ca 9,6 triệu (không chịu thuế toàn bộ do hình thức phiếu) 0 9,6
–    Trang phục (dưới mức 5 triệu/năm) 0 4
Tổng cộng 418 73,6

 Xác định các khoản giảm trừ

Giảm trừ bản thân: 108

Giảm trừ cho người phụ thuộc:

  • 2 con 3 tuổi và 5 tuổi: 2*3,6*12 = 4
  • 1 con từ tháng 7: 3,6*6 = 6
  • Mẹ 70 tuổi: không được do có lãi tiền gửi 1,2 triệu/tháng

>> Tổng cộng giảm trừ: 216

Thu nhập tính thuế

TNTT = 418- 216 = 202 → TNTT/THÁNG = 16.83

Thuế TNCN từ tiền lương: (16.83*15% – 0.75)*12= 3

2. Xác định các khoản thu nhập miễn thuế

  • Bồi thường từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ: 15 → miễn thuế
  • Lãi tiền gửi ngân hàng: 40 → miễn thuế

3. Thuế TNCN từ cho thuê nhà

THUẾ TNCN = THU NHẬP CHO THUÊ NHÀ *5% = 180*5% = 9

4. Thuế TNCN từ chuyển nhượng

THUẾ TNCN = (THU NHẬP BẢN QUYỀN – 10tr)*5%

Lưu ý: lần đầu tiên đã trừ 10tr khi tính thuế TNCN rồi nên lần thứ 2 không trừ

  • (Trường hợp cùng là một đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ nhưng hợp đồng chuyển giao, chuyển quyền sử dụng thực hiện làm nhiều hợp đồng với cùng một đối tượng sử dụng thì thu nhập tính thuế là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng tính trên tổng các hợp đồng chuyển giao, chuyển quyền sử dụng)

Thuế TNCN lần 2 trong 2017 =50*5% = 2,5

5. Thuế TNCN từ chuyển nhượng ck

THUẾ TNCN = (THU NHẬP CHUYỂN NHƯỢNG CK*0,1% =800*0,1% = 0,8.

TỔNG CỘNG THUẾ TNCN PHẢI NỘP: 21,3+9+2,5+0,8 = 33,6

Đề thi 2018 – chẵn – câu 5

Câu 5 (2 điễm): Ông An có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội làm việc trong một doanh nghiệp liên doanh, trong năm tính thuế 2017 có tỉnh hình thu nhập nhận được như Sau:

  1. Tổng tiền lương sau khi trừ các bảo hiểm bắt buộc trích theo quy định: 790 triệu đồng
  2. Phụ cấp độc hại: 20 triệu đồng
  3. Trợ cấp bệnh nghề nghiệp: 10 triệu đồng
  4. Tiền làm thêm giờ: 120 triệu đông (mức tiên lương làm thêm giờ được chỉ trả 200%

Yêu cầu: xác định thuế TNCN ông An phải nộp trong năm, biết rằng

– Ông An kê khai người phụ Thuộc gồm 1 con dưới 18 tuôi và mẹ đẻ 70 tuổi.Trong năm mẹ đẻ trúng thưởng xổ số, trị giá giải thưởng 50 triệu đồng.

– Mức giảm trừ gia cảnh áp dụng đối với người nộp thuế 9 triệu đồng/ tháng; đối với người phụ thuộc 3,6 triệu đồng / người / tháng.

– Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ trúng thưởng: 10%;

– Thuế suất thuế TNCN từ đầu tư vốn: 5%

– Tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động cho thuê tài sản là 5%

– Biểu thuế lũy tiễn từng phần áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh và tiền lương, tiền công như sau:

Đáp án đề thi 2018 câu 5 – chẵn

Xác định thu nhập tính thuế của ông an trong 2017

Xác định  thu  nhập chịu thuế và không chịu thuế từ tiền lương tiền công

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nội dung/thu nhập Chịu thuế Không chịu thuế
–    Tiền lương sau khi trừ BHBB 700 0
–    Phụ cấp độc hại 0 20
–    Trợ cấp bệnh nghề nghiệp 0 10
– Tiền làm thêm giờ 200%: 120 tr. Giả sử tiền lương giờ làm việc bình thường là 60 → chịu thuế 60

 

và miễn 60

60 60
Tổng cộng 760 90

 XÁC ĐỊNH CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ

Giảm trừ bản thân: 108

Giảm trừ cho người phụ thuộc

  • 1 con dưới 18T: 3,6*12 = 43,2
  • Mẹ 70 tuổi: không được giảm trừ do có tiền trúng số 70 triệu -> trung bình 1 tháng lớn hơn 1 triệu/ tháng.

>> Tổng cộng giảm trừ: 151,2

THU NHẬP TÍNH THUẾ

TNTT = 760- 151,2= 608.8  → TNTT/THÁNG = 50,73

THUẾ TNCN TỪ TIỀN LƯƠNG: (50,73*25%-3.25)*12= 113,2

Đề thi CPA 2017 – Chẵn – Câu 5

Câu 5 (2 điểm)

Từ 1/3/2016, công ty PMT thuê cô Helen Bui là Việt Kiều quốc tịch Mỹ làm Phó Tổng Giám đốc. Cô là mẹ đơn thân của hai con (3 tuổi và 4 tuổi), và cô Helen sang Việt nam từ khi bắt đầu hợp đồng với công ty PMT, cùng với cả hai con, sau đó cô về lại Mỹ vào ngày 31/12/2016 và chấm dứt hợp đồng lao động với công ty PMT. Trong năm 2016, cô Helen Bui có các khoản thu nhập trước thuế như sau từ công ty PMT:

Tiền lương: 200.000.000 đồng / tháng

Tiền thưởng năm: bằng 1,5 tháng lương

Tiền nhà: 40.000.000 đồng / tháng

Tiền học phí học mẫu giáo quốc tế cho hai con, công ty trả bằng tiền mặt cho cô Helen đề cô tự đi đóng tiền: 360.000.000 đồng

Phí thẻ hội viên Spa: 60.000.000 đồng, ghi đích danh tên cô Helen Bui

Trợ cấp chuyển vùng một lần từ Mỹ về Việt Nam: 60.000.000 đồng

Vé máy bay về Mỹ: 2 chuyến khứ hồi trong năm cho cả ba mẹ con: 25.000.000 đồng mỗi chuyến khứ hồi.

Tiền thuế TNCN tại Việt Nam do cô Helen Bui chịu.

Yêu cầu: Xác định thu nhập tính thuế (phân tách rõ trong số các khoản trên thu nhập nào chịu thuế và không chịu thuế, nêu rõ cách tính nếu cần thiết) và nghĩa vụ thuế TNCN của cô Helen Bui trong năm 2016, biết:

Cô Helen là cá nhân cư trú tại Việt Nam trong năm, đã được cấp mã số thuế TNCN và có các hồ sơ giảm trừ gia cảnh hợp lệ. Trong năm, cô không thuộc diện miễn, giảm thuế TNCN theo quy định của pháp luật.

Không yêu cầu xác định các khoản đóng góp bảo hiểm (ví dụ: bảo hiểm y tế) của cô Helen Bui khi tính thu nhập và thuế TNCN trong câu hỏi này.

Biểu suất lũy tiến

(Lưu ý: đối với các khoản không chịu thuế, ghi số 0 khi tính thu nhập tính thuế)

Ghi chú:

  • TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
  • NK: Nhập khẩu
  • TTĐB: Tiêu thụ đặc biệt
  • GTGT: Giá trị gia tăng
  • TNCN: Thu nhập cá nhân
  • GTGT: Giá trị gia tăng
  • BCTC: Báo cáo tài chính

Đáp án 2017 – Chẵn – Câu 5

Yêu cầu: tính TNTT và tính thuế TNCN

  • Yêu cầu 1: TNTT = TNCT – Các khoản giảm trừ
  • Yêu cầu 2: Thuế TNCN

1. XÁC ĐỊNH THU NHẬP TÍNH THUẾ CỦA MS. HELEN

XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ và KHÔNG CHỊU THUẾ TỪ TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG

Lưu ý:

  • Thu nhập của Helen, một cá nhân cư trú từ năm đầu tiên đến VN, thu nhập đưa ra là Gross (chưa trừ thuế TNCN)
  • Helen là người Mỹ, có ký Hiệp định với VN nên theo TT 119: kỳ tính thuế: từ tháng đầu tiên đến tháng rời VN. Do cá nhân sang từ đầu tháng 3, về ngay trong năm nên thu nhập tính thuế được tính từ tháng đầu tiên sang Việt Nam đến tháng rời Việt Nam. Tương tự giảm trừ gia cảnh cũng tính từ tháng đầu đến tháng cuối
  • Nếu Helen đến từ quốc gia không/chưa ký Hiệp định với VN thì:
    • Kỳ tính thuế và thu nhập: theo năm dương lịch (từ tháng 1) và thu nhập tính từ tháng 1 (dù chưa đến VN)
    • Giảm trừ gia cảnh: tính từ tháng 1

XÁC ĐỊNH TNCT CHƯA GỒM TIỀN NHÀ

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nội dung/thu nhập (chưa gồm tiền nhà) Chịu thuế Không chịu thuế
–    Tiền lương (200 tr*10) 2.000 0
–    Tiền thưởng (200*1,5) 300 0
– Học phí cho hai con trả trực tiếp (không được miễn nếu trả trực tiếp) 360  
–    Phí thẻ hội viên 60  
–    Trợ cấp chuyển vùng 0 60
– Vé máy bay về Mỹ

 

Theo quy định chỉ 1 chuyến và chỉ cho người lao động. Tổng 50 tr cho 3 người cho 2 chuyến.

Miễn thuế: 25/3 Chịu thuế: 50-25/3

41,67 8,33
Tổng cộng 2.761,67 68.33

 XÁC ĐỊNH TIỀN NHÀ CHỊU THUẾ TNCN

  • Thu nhập trước tiền nhà: 67
  • 15% thu nhập trước tiền nhà: 414 → Mức này lớn hơn số tiền nhà thực tế là 400→ Thu nhập từ tiền nhà chịu thuế: 400

Tổng thu nhập chịu thuế (đã gồm tiền nhà): 2.761,67+ 400 = 3.161,67

XÁC ĐỊNH CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ:

  • Bảo hiểm bắt buộc: không quy định
  • Giảm trừ bản thân: 9*10 = 100
  • Giảm trừ người phụ thuộc
  • Người phụ thuộc (2 con): 2 x 3,6 *10 = 72

>> Tổng các khoản giảm trừ: 162

THU NHẬP TÍNH THUẾ

  • Thu nhập tính thuế: 3.161,67 – 162 = 2.999,67

2. XÁC ĐỊNH THUẾ TNCN

  • TNTT bình quân tháng: 2.999,67/10 = 299.967
  • Thuế TNCN phải nộp: (299.967 x 35% – 9,85) x 10 = 951.38

Đề thi 2017 – Lẻ – Câu 5

Câu 5 (2 điểm) Bài tập tình huống về thuế TNCN

Trong năm 2016, ông Trần Trung, 42 tuổi, quốc tịch Việt Nam, nhận các khoản thu nhập trước thuế và chưa trừ đóng góp bắt buộc như sau từ công ty PMN:

Tiền lương: 40.000.000 đồng / tháng

Phụ cấp đặc thù nghề nghiệp: 60.000.000 đồng

Tiền thưởng: 2 tháng lương

Tiền làm thêm giờ vào ngày lễ: 100.000.000 đồng (được trả theo mức 200% của mức lương thông thường, có nghĩa là 50% trong số này là mức tính theo ngày làm việc bình thường, 50% là mức trả cho việc làm thêm giờ ngày lễ).

Tiền bồi thường bảo hiểm sức khỏe từ công ty bảo hiểm theo hợp đồng: 80.000.000 đồng.

Tiền thù lao tham gia ban kiểm soát doanh nghiệp: 110.000.000 đồng

Ông Trần Trung có hai con, 16 tuổi và 12 tuổi, đang học tiểu học và trung học ở Việt Nam. Vợ ông Trung là bà Trang, 38 tuổi, làm nghề kinh doanh tự do có thu nhập không cố định.

Yêu cầu: Xác định thu nhập tính thuế (phân tách rõ trong số các khoản trên)

thu nhập nào chịu thuế và không chịu thuế, giải thích tóm tắt lý do, nêu rõ cách tính các hạng mục nếu cần thiết), và tính nghĩa vụ thuế TNCN của ông Trần Trung trong năm 2016, biết:

Ông Trần Trung là cá nhân cư trú tại Việt Nam trong năm, đã được cấp mã số thuế TNCN và có các hồ sơ giảm trừ gia cảnh hợp lệ. Trong năm, ông không thuộc diện miễn, giảm thuế TNCN theo quy định của pháp luật.

(Lưu ý: đối với các khoản không chịu thuế, ghỉ số 0 khi tính thu nhập tính thuế).

Cách tính thuế rút gọn theo Biểu thuế suất lũy tiến:

Biểu suất lũy tiến

Ghi chú:

  • TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
  • NK: Nhập khẩu TTĐB: Tiêu thụ đặc biệt
  • GTGT: Giá trị gia tăng
  • BCTC: Báo cáo tài chính
  • TNCN: Thu nhập cá nhân

Đáp án 2017 – Lẻ – Câu 5                                                                

  1. XÁC ĐỊNH THU NHẬP TÍNH THUẾ
  • XÁC ĐỊNH  THU  NHẬP CHỊU THUẾ và KHÔNG CHỊU THUẾ TỪ TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nội dung/thu nhập Chịu thuế Không chịu thuế
–    Tiền lương (40 *12 tháng) 480 0
–    Phụ cấp đặc thù nghề 0 60
–    Tiền thưởng: 40 x 2 tháng 80 0
–    Tiền làm thêm giờ (phần vượt quá mức lương thông thường được

 

miễn thuế)

50 50
–    Bồi thường bảo hiểm sức khỏe 0 80
–    Thù lao BKS 110  
Tổng cộng 720 190

 XÁC ĐỊNH CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ

  • Bảo hiểm bắt buộc:

Lưu ý về quy định

  • Mức tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT tối đa không quá 20 lần mức lương cơ sở (8% và 1,5%)
  • Mức lương tối đa đóng bảo hiểm thất nghiệp: 20 tháng lương tối thiểu vùng (1%) (ngoài nhà nước). Khu vực nhà nước: tối đa 20 tháng lương cơ sở
  • Mức lương cơ sở 4 tháng đầu năm 2016: 150.000.
  • Mức lương cơ sở 8 tháng cuối năm 2016: 210.000 (tăng lên từ 1.5.2016)

Tính toán: giả sử 2 TH (TH1: nếu làm việc khu vực nhà nước, TH2: làm việc khu vực tư nhân → BHTN sẽ khác)

Ví dụ, giả sử cá nhân làm việc theo chế độ lương nhà nước:

  • Tính toán cụ thể: (1.150.000 x 20 x10,5%) x4 + (1.210.000 x 20 x 10,5%) x 8 = 29,888
  • Giảm trừ bản thân: 9*12 = 108
  • Giảm trừ người phụ thuộc
    • Người phụ thuộc (2 con đang học phổ thông): 2 x 3,6 *12 = 86,4
    • Vợ không được giảm trừ do đang độ tuổi lđ, không tàn tật

o Tổng các khoản giảm trừ: 224,388

  • THU NHẬP TÍNH THUẾ

TNTT: 720 — 224,388 = 495,612

2. XÁC ĐỊNH THUẾ TNCN

  • TNTT bình quân tháng: 495,612/12 = 41,301
  • Thuế TNCN phải nộp: (41,301 x 25% – 3,25) x 12 = 84,903

Đề Thi 2016  – Chẵn – Câu 5

Câu 5 (2 điểm): Năm 2012 Bà Kim Oanh là một giáo viên về hưu đã thực hiện mua l triệu cổ phiếu HAH – công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà HAH đang được niêm yêt trên thị trường chứng khoán Việt Nam – với giá mua là 42.000 đồng/cô phiếu. Biệt rằng mệnh giá của cổ phiếu HAH là 10.000 đồng /cổ phiếu.

Trong năm 2015, liên quan đến sở hữu cổ phiếu HAH, Bà Kim Oanh đã thực hiện các giao dịch sau:

  1. Ngày 01/4/2015, Bà Kim Oanh nhận cổ tức là 300.000 cổ phiếu HAH.
  2. Ngày 3/6/2015 Bà Kim Oanh thực hiện bán 200.000 cỗ phiếu HAH với giá 45.000 đồng/ cổ phiếu.
  3. Ngày, 30/12/2015 Bà Kim Oanh bán 500.000 cỗ phiếu HAH với giá 50.000 đồng/ cổ phiếu.

Anh (Chị) hãy xác định số thuế thu nhập cá nhân Bà Kim Oanh phải nộp trong năm 2015 khi thực hiện bán cổ phiếu HAH như trên.

Đáp án đề thi CPA 2016 – Chẵn – Câu 5

LƯU Ý:

  1. Giao dịch 1: nhận cổ tức BẲNG CỔ PHIẾU→ thuế TNCN từ đầu tư vốn 5% –> tuy nhiên khi nhận chưa phát sinh mà khi bán sẽ phát sinh
  2. Giao dịch 2: bán cổ phiếu: → sẽ phát sinh thu nhập từ chuyển nhượng CK và cả thu nhập từ đầu tư vốn của gd 1
  3. Giao dịch 3: bán cổ phiếu: → sẽ phát sinh thu nhập từ chuyển nhượng CK và cả thu nhập từ đầu tư vốn của gd 1 (phần còn lại)
  4. Thuế TNCN từ đầu tư vốn: TS 5%
  5. Thuế TNCN từ chuyển nhượng chứng khoán = giá chuyển nhượng *0,1%

QUY ĐỊNH THAM KHẢO TẠI THÔNG TƯ 111

Điều 11. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn

  1. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán
  2. Đối với trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu.

Trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu, cá nhân chưa phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi nhận cổ phiếu. Khi chuyển nhượng số cổ phiếu này, cá nhân phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn và thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, cụ thể như sau:

  • Căn cứ để xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ đầu tư vốn là giá trị cổ tức ghi trên sổ sách kế toán hoặc số lượng cổ phiếu thực nhận nhân (×) với mệnh giá của cổ phiếu đó và thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn.

Trường hợp giá chuyển nhượng cổ phiếu nhận thay cổ tức thấp hơn mệnh giá thì tính thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động đầu tư vốn theo giá thị trường tại thời điểm chuyển nhượng.

Sau khi nhận cổ tức bằng cổ phiếu, nếu cá nhân có chuyển nhượng cổ phiếu cùng loại thì khai và nộp thuế thu nhập cá nhân đối với cổ tức nhận bằng cổ phiếu cho tới khi hết số cổ phiếu nhận thay cổ tức.

TÍNH TOÁN:

  • Thuế TNCN từ đầu tư vốn
  • 200.000 Cổ phiếu HAH bán ngày 3/6: thuế TNCN = 200.000 * 10.000* thuế suất 5% = 100.000.000 đ (giá tính thuế là mệnh giá do giá chuyển nhượng cao hơn mệnh giá)
  • 100.000 Cổ phiếu HAH (bao gồm trong 500.000 CP) bán ngày 30/12: thuế TNCN = 100.000 * 10.000* thuế suất 5% = 50.000.000 đ(giá tính thuế là mệnh giá do giá chuyển nhượng cao hơn mệnh giá).

Thuế TNCN từ chuyển nhượng chứng khoán

  • 200.000 Cổ phiếu HAH bán ngày 3/6: thuế TNCN = 200.000 * 45.000*0,1% = 9.000.000 đ
  • 500.000 Cổ phiếu HAH bán ngày 30/12: thuế TNCN = 500.000 * 50.000 *0,1% = 25.000.000 đ

TỔNG Thuế TNCN: 100.000.000+ 50.000.000+ 9.000.000+25.000.000 = 184.000.000 đ

Dạng bài về thuế VAT, thuế xuất nhập khẩu, thuế TTĐB

Đáp án đề thi 2018 – Lẻ – Câu 3 

➢ Thông tin chung: 

  • Doanh Nghiệp sản xuất bia
  • Kê khai VAT theo pp khấu trừ
  • Trong kỳ có nhập khẩu, sản xuất và tiêu thụ bia
  • DN đã nộp đủ thuế ở khâu NK
  • Hóa đơn XK đủ điều kiện khấu trừ thuế theo quy định

➢ Yêu cầu:  Xác định nghĩa vụ thuế phải kê khai, phải nộp trong kỳ tính thuế

➢ Lưu ý: 

  • Tính các loại thuế ở khâu nhập khẩu
  • Tính thuế đầu vào được khấu trừ
  • Tính thuế khâu đầu ra tiêu thụ
  • Xác định nghĩa vụ thuế phải nộp

 I. Xác định nghĩa vụ thuế ở khâu nhập khẩu và mua vào

  1. Nhp khu 15.000 lon bia 

Thuế nhập khẩu: 15.000*10.000*50%= 75.000.000

Thuế TTĐB: 

  • Giá tính thuế TTĐB = Giá NK + Thuế NK
  • Thuế TTĐB = Giá tính thuế TTDB* Thuế suất TTĐB
  • 15.000*10.000*(1+50%)*65%= 146.250.000

Thuế GTGT đầu vào: 

  • 15.000*10.000*(1+50%)*(1+65%)*10%= 37.125.000
  1. Mua nước bia t cơ s kinh doanh trong nước v sn xu
  • Thuế TTĐB: 0 (nên giả sử cho chắc chắn)
  • Thuế GTGT đầu vào
  • 130.000.000 *10% =13.000.000
  1. Thuế GTGT mua HHDV được khu tr

Thuế GTGT Đầu vào còn lại: 30.000.000 – 13.000.000 =  17.000.000

II. Xác định nghĩa vụ thuế ở khâu bán ra

  1. Tiêu th 12.000 lon bia 
  • Thuế TTĐB đầu ra: 000*33.000/(1+65%)*65%= 156.000.000đ
  • Thuế GTGT đầu ra: 12000*33000*10% =39.600.000 đ
  1. Bán 60.000 chai bia t sn xu
  • Thuế TTĐB đầu ra: 000*16.500/(1+65%)*65%= 390.000.000đ
  • Thuế GTGT đầu ra: 000*16.500*10% =99.000.000đ
  1. Trc tiếp XK 5.000 chai bia t sn xu
  • Thuế TTĐB đầu ra: 0 (không chịu thuế) 
  • Thuế GTGT đầu ra: 0
  1. Bán 9.000 chai bia t sn xut cho DN Minh Nam đ DN Minh Nam xut  khu  
  • Thuế TTĐB đầu ra: 0 (không chịu thuế) 
  • Thuế GTGT đầu ra: 000*10.000*10% = 9.000.000 đ
  1. S dng ni b 300 chai 
  • Thuế TTĐB đầu ra: 500*300*65%/(1+65%) =1.950.000 đ
  • Thuế GTGT đầu ra: (không phải tính, nộp thuế GTGT) 

Tổng cộng: 

  • Thuế TTĐB đầu ra phải nộp = 000.000+ 390.000.000+1.950.000 =  547.950.000 đ
  • Thuế GTGT đầu ra phải nộp = 600.000 + 99.000.000+ 9.000.000 = 147.600.000 đ

III. Tổng hợp thuế phải nộp

Thuế Nhập khẩu phải nộp: 75.000.000 (mục I.1) 

Tính Thuế TTĐB còn phải nộp: 

  • Thuế TTĐB khâu nhập khẩu đã nộp: 146.250.000.
  • Số hàng đã nhập  khẩu: 15.000. Số lượng hàng nhập đã tiêu thụ: 12.000
  • Tổng số thuế TTĐB đã nộp khi nhập khẩu được khấu trừ: 146,250,000  *12.000/15.000 = 117.000.000 đ
  • Thuế TTĐB còn phải nộp: 547.950.000 – 117.000.000 = 430.950.000 đ

Thuế GTGT còn phải nộp: 147.600.000 – 30.000.000 – 37.125.000 =  80.475.000đ

Đáp án đề thi 2018 – chẵn, câu 3

 Thông tin chung:

  • Doanh nghiệp sản xuất ô tô
  • Kê khai VAT theo pp khấu trừ
  • Trong kỳ có nhập khẩu, sản xuất và tiêu thụ bia

 Yêu cu: Tính thuế phải nộp cho cơ quan hải quan và cơ quan thuế

I. Xác định nghĩa vụ thuế ở khâu nhập khẩu và mua vào 

ĐƠN VỊ TÍNH: TRIỆU ĐỒNG

  1. Nhp khu 3.000 b linh kin
  • Thuế nhập khẩu: (3000*5+100)*5% = 755
  • Thuế TTĐB: 0
  • Thuế GTGT đầu vào khâu nhập khẩu: (3000*5+100)*(1+5%)*10% = 585,5
  1. Chi phí vn chuyn t cng v kho doanh nghip
  • Thuế GTGT đầu vào: 40* 10% = 4
  1. Mua nguyên liu trong nước
  • Thuế GTGT đầu vào: 500.000 * 10% = 50.000
  1. Mua nguyên vật liệu ca h kinh doanh
  • Thuế GTGT đầu vào: 0 (do là hóa đơn bán hàng)
  1. Hoa hng đi lý bán đúng giá phi tr
  • Thuế GTGT đầu vào: 15% * 770 * 300 *10 % = 3.465

II. Xác định nghĩa vụ thuế ở khâu bán ra

  1. Bán trong nước 400 chiếc ô tô 29 ch
  • Thuế TTĐB đầu ra: 0
  • Thuế GTGT đầu ra: 800*400 *10% = 000
  1. Bán cho DNCX 200 chiếc ô tô 5 ch
  • Thuế TTĐB đầu ra: 750*200/(1+50%)*50% = 50.000
  • Thuế GTGT đầu ra: 750*200*10% = 000 (không được áp dụng thuế suất 0%)
  1. Trc tiếp xut khu 100 ô tô 5 ch ngi
  • Thuế TTĐB đầu ra: 0 (không chịu thuế TTĐB)
  • Thuế GTGT đầu ra: 0 (thuế suất suất 0%)
  1. Xut cho đi lý ô tô 16 ch (lưu ý ch này hay nhm)
  • Thuế TTĐB đầu ra: 500*770/(1+10%)*10% = 35.000
  • Thuế GTGT đầu ra: 500*770*10% = 38.500

III. Tổng hợp thuế phải nộp cho hải quan và thuế

– Thuế nộp cho cơ quan hải quan:

– Thuế Nhập khẩu: 755

– Thuế GTGT khâu Nhập khẩu: 1,585.5

Tổng cộng: 2,340.5

– Thuế nộp cho cơ quan thuế:

Thuế GTGT phải nộp:

  • VAT Đầu ra = 32.000+15.000+38.500 = 85.500
  • VAT đầu vào được khấu trừ: 1.585,5 + 4 + 50.000+ 3.465 = 55.054,5
  • VAT còn phải nộp: 70.100 – 55.054,5 = 445,5
  • Thuế TTĐB phải nộp: 50.000+35.000 = 000

Đáp án đề thi 2018 – Chẵn – Câu 4

➢ Thông tin chung:

  • Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bia rượu, NGK
  • Kê khai VAT theo pp khấu trừ

➢ Yêu cầu:  Tính thuế TTĐB phải nộp trong tháng

Xác định thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp

  1. Giao dịch 1: Bán 50.000 chai bia
  • Thuế TTĐB đầu ra đối với 50.000 chai bia = 50,000*10.000/(1+60%)*60%=  187.500.000 đ
  1. Giao dịch 2: Quyết toán tiền cược vỏ chai không thu hồi
  • Thuế TTĐB đầu ra đối với tiền cược vỏ chai không thu hồi được: 3.000.000/(1+60%) *60% = 1.125.000 đ
  1. Giao dịch 3: Mua bia của cơ sở sản xuất bia trong nước để xuất khẩu: 
  • Xuất khẩu 1 phần và bán nội địa 1 phần→ tính thuế TTĐB cho phần bán trong nước 50.000 – 3.000 = 47.000 sản phẩm
  • Thuế TTĐB đầu ra đối với bia bán trong nước = 47.000* 5.500/(1+10%)/  (1+60%)*60% = 1.125.000= 88.125.000 đ
  1. Giao dịch 4: Nhập khẩu 1.000 chai rượu
  • Giá tính thuế Nhập khẩu: 1.000*1.000.000 = 1.000.000.000 đ
  • Thuế nhập khẩu: 1.000.000.000*55% = 550.000.000 đ
  • Giá tính thuế TTĐB: 1.000.000.000 + 550.000.000 = 1.550.000.000 đ
  • Thuế TTĐB: 1.550.000.000 * 60% = 930.000.000 đ

➔ Tổng thuế TTĐB phải nộp trong tháng: 1.331.750.000đ

Đáp án đề thi 2017 – Chẵn – Câu 4

  • Tính thuế TTĐB và TNDN→ cách tính tương tự như ở phần trên
  • Năm 2017 – lẻ câu 4 → cách tính tương tự như ở phần trên

Đáp án đề thi 2016 – Chẵn – Câu 4

➢ Thông tin chung:

  • Doanh nghiệp thương mại
  • Kê khai VAT theo pp khấu trừ

 Yêu cu: 

  • Tính thu nhập chịu thuế
  • Tính VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt thuế xuất nhập khẩu
  • Xác định chi phí được trừ
  • Tính thuế thu nhập doanh nghiệp

I. Xác định thu nhập chịu thuế TNDN

1. Xác định doanh thu và các loại thuế ở khâu đầu ra

➢ Doanh thu trong nước (chưa gồm thuế GTGT, đã gồm thuế TTĐB)

Bán quần áo nhập khẩu:

  • Doanh thu: 400.000*160.000 = 64,000,000,000đ
  • Thuế GTGT: 64,000,000,000*10% = 6,400,000,000đ

Bán rượu 40 độ nhập khẩu:

  • Doanh thu: 90.000*500.000 = 45,000,000,000đ
  • Thuế GTGT: 45,000,000,000*10%= 4,500,000,000đ
  • Thuế TTĐB bán ra = 45,000,000,000/(1+55%)*55% = 15,967,741,935đ

Bán bánh ngọt:

  • Doanh thu: 500.000*30.000 = 15,000,000,000đ
  • Thuế GTGT: 15,000,000,000*10% =1,500,000,000đ

Bán rượu:

  • Doanh thu: 120.000*60.000 = 7,200,000,000đ
  • Thuế GTGT: 7,200,000,000*10% = 720,000,000đ

➢ Doanh thu xuất khẩu (chưa gồm thuế GTGT)

Quần áo:

  • Doanh thu xuất khẩu: 200.000*190.000 = 38,000,000,000đ
  • Thuế xuất khẩu: 38,000,000,000*1% = 380,000,000đ
  • Thuế GTGT: 0

Bánh ngọt:

  • Doanh thu: 80.000*30.000 = 2,400,000,000đ
  • Thuế xuất khẩu: 2,400,000,000*1% = 24,000,000đ

Rượu 180:

Doanh thu (CIF): 40.000*71.300 = 2,852,000,000đ

Thuế xuất khẩu:

  • Doanh thu FOB: 2,852,000,000/(1+15%) = 2,480,000,000đ
  • Thuế xuất khẩu: 2,480,000,000*1% = 24,800,000đ

2. Xác định giá trị mua và thuế khâu đầu vào

Nhập khẩu:

Quần áo nhập khẩu 600.000 chiếc:

  • Giá tính thuế NK (CIF): 600.000*120.000 = 72,000,000,000đ
  • Thuế nhập khẩu: 72,000,000,000*20% = 14,400,000,000đ
  • Thuế GTGT=(72,000,000,000+14,400,000,000)*10% = 8,640,000,000đ

Rượu 400 nhập khẩu 100.000 chai:

  • Giá FOB: 150.000*100.000 = 15,000,000,000đ
  • Giá CIF: 15,000,000,000*(1+15%)= 17,250,000,000
  • Thuế nhập khẩu: 17,250,000,000*65% = 11,212,500,000
  • Thuế TTĐB đầu vào=(17,250,000,000+11,212,500,000)*55% = 15,654,375,000 đ
  • Thuế GTGT đầu vào = (17,250,000,000+11,212,500,000)*(1+55%)*10%= 4,411,687,500 đ

Mua trong nước

Bánh ngọt:

  • Giá mua: 600.000*20.000 = 12,000,000,000
  • Thuế GTGT đầu vào= 12,000,000,000*10% = 1,200,000,000

Rượu 18 độ:

  • Giá mua: 200.000*40.800 = 8,160,000,000đ
  • Thuế GTGT đầu vào= 8,160,000,000*10% = 816,000,000 đ

Tiền điện thoại, văn phòng phẩm:

  • Giá mua đã gồm thuế GTGT: 2.750.000.000 đ
  • Giá mua chưa gồm thuế GTGT: 2.750.000.000/(1+10%) = 500.000.000đ
  • Thuế GTGT đầu vào= 2,500,000,000*10% = 250,000,000 đ

3. Tổng hợp thuế phải nộp 

➢ Thuế xuất khẩu phải nộp: 380,000,000 + 24,000,000 + 24,800,000 = 428.800.000 đ

➢ Thuế nhập khẩu phải nộp: 14,400,000,000 +11,212,500,000 = 25.612.500.000 đ

➢ Thuế GTGT phải nộp 

  • VAT đầu ra 
  • VAT đầu vào 

➢ Thuế TTĐB phải nộp 

TTĐB Phải nộp 

TTĐB được khấu trừ → phân bổ cho hàng bán ra

Loader
Loading...
EAD Logo
Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Bài tập tính thuế thu nhập cá nhân

2021, Các dạng bài tập thuế thu nhập cá nhân, Bài tập thuế thu nhập cá nhân 2021, Bài tập về tính thuế thu nhập cá nhân có đáp an, Bài tập thuế thu nhập cá nhân slideshare, Bài tập tính thuế TNCN cho người nước ngoài, Bài tập thuế thu nhập cá nhân PDF, Công thức tính thuế thu nhập cá nhân

Like share và ủng hộ chúng mình nhé: