Các kiểu luyện nghe tiếng Anh sai khiến bạn không bao giờ điểm Listening Bài biết này cùng thảo luận về chủ đề luyện kỹ năng nghe tiếng Anh và làm thế nào bạn có thể cải thiện kỹ năng nghe ở nhà. Dưới đây là những cách luyện nghe không những không giúp bạn nâng điểm mà thậm chí còn hạ điểm listening của bạn xuống
1.Bạn nghe từng từ một
Một điều rõ rành rành là phải nghe từ và biết nghĩa của từ, chúng ta mới hiểu được nội dung của bài nói. Nhưng ad xin chia buồn với bạn nào đang có thói quen bám vào từng từ một để luyện nghe nhé.
Vì khi các mem nghe từng từ một, với tốc độ nói dù nhanh hay chậm, bạn rất dễ quên nhũng từ trước và sau từ vừa nghe.Hơn nữa, các bài nói đều diễn tả thành câu trên cơ sở các từ được ghép vào nhau theo những tiêu chí về ngữ pháp, cấu trúc.
Chứ một từ riêng lẻ không bao giờ có thể tạo thành câu. Mà chỉ có câu mới tạo thành nghĩa của đoạn văn, rồi rộng hơn là nghĩa của cả bài nói, nên nếu nghe từng từ một, bạn chỉ có thể hiểu nghĩa của riêng từ đó, không thể nắm bắt hay khái quát là bài hội thoại, bài phỏng vấn đang nói về điều gì?
Do đó, học từ là để biết nghĩa của từ. Nhưng từ không đảm bảo rằng bạn nghe được, mà là phải nghe cả câu.
✅ GIẢI PHÁP: Bạn để tai mình “chạy dọc” theo câu. Tức khi một câu nào đó vừa được phát ra trong băng, clip, bạn hãy nghe hết nó và chú trọng vào những từ “KEY” của đoạn, thay vì nghe tất cả các từ một cách riêng rẽ.
2.Bạn nghe cả một đoạn dài liên tục
Thứ nhất, không nhiều người trong chúng ta đủ kiên nhẫn để nghe một đoạn dài liên tục, nhất là với những đề tài vốn “khô khan” như là bài thuyết trình về lịch sử phát triển của một thương hiệu nào đó.
Thế nên, tâm lý chung là chúng ta sẽ rất dễ nản. Mà nản thì sẽ ngay lập tức tìm một việc gì đó hấp dẫn hơn việc cắm tai nghe hai bên chỉ cố để hiểu những điều mà chúng ta vốn đã không thích ( Chúng ta thích nghe Katy Perry, Lady Gaga hát chứ mấy ai thích nghe Bill Gates thuyết trình về lịch sử ra đời của Microsoft đâu ^^) .
Vậy nên đừng chọn nghe những bài dài khi bạn biết mình sẽ không nghe hết được (vì bỏ cuộc giữa chừng hoặc vì time không cho phép)
✅ GIẢI PHÁP: Bạn có thể chọn một bài ngăn ngắn để nghe hoặc cũng có thể là bài dài. Nếu là bài dài, bạn hãy chia thành các câu ngắn để hiểu cái đã, rồi dựa trên thông tin chúng ta đã hiểu đó, dự đoán tiếp các đoạn sau nói về cái gì? Còn hơn là cứ nghe đoạn dài mà chả hiểu cái ông, cái bà kia đang “thao thao bất tuyệt “ điều gì trong băng.
3.Bạn chỉ nghe thôi, không take note
Trừ phi bạn có trí nhớ tốt, khả năng bắt ý nhanh, thì take note ( chép chính tả) là một việc hoàn toàn thừa. Nhưng không mấy ai giỏi được thế đâu. Mà để giỏi được thế, khi bắt đầu học nghe, họ cũng phải tập take note cả đấy. Vì thế, hãy chịu khó viết ra những gì mình có thể nghe được dù đúng hay sai.
✅ GIẢI PHÁP: Trong quá trình takenote, bạn sẽ rơi vào trường hợp hoặc là không nghe được gì hoặc nghe nhưng mà không bắt kịp í. Giải quyết 2 khúc mắc này như sau:
✅ KHÔNG NGHE ĐƯỢC GÌ: Thường là thiếu từ vựng. Hoặc có từ vựng nhưng phát âm sai nên người ta phát âm đúng cái từ mình đã học rồi nhưng vì mình sai, nên mình không nghe được từ đó (chính xác là không nhận ra được từ đó).
➡️ Bởi thế, luôn check phát âm của từ khi tra từ điển. Không bao giờ tự phát âm theo cảm tínhTiếp tục, nghe lại lần nữa, có thể với tốc độ chậm hơn ( Vào Play Speed Setting điều chỉnh tốc độ clip/audio nếu bạn chạy phần mềm Windows Media Player ) và vẫn takenote.
➡️ Sau đó, đối chiếu với bản tapescript để hiểu vì sao mình không nghe được. từ nào chưa biết, thì tra cả phát âm và nghĩa. Nghe lần cuối, nội dung cả bài.
➡️ Cuối cùng, cố gắng tập speaking bằng cách tóm tắt lại những gì bạn đã nghe được dựa vào thông tin bạn đã takenote.
take notes
VẪN NGHE ĐƯỢC ĐÔI CHÚT NHƯNG KHÔNG BẮT KỊP HẾT Ý:
Thứ nhất là do bạn nghe từng từ một. Thứ hai là kỹ năng takenote của bạn chậm. Vậy thì bạn phải đẩy tốc độ takenote của mình lên. Đẩy bằng cách nào. Đẩy bằng cách sau:
➡️ Chú trọng vào những từ KEY của đoạn và chỉ viết ra những từ KEY đó trên giấy ( Những từ KEY là những từ giúp bạn hiểu được nội dung của toàn câu và toàn bài mà không cần viết hết tất cả các từ, các chữ có mặt trong câu đó hay cả đoạn văn đó)
➡️ Tự xây dựng cho mình những “ký tự viết tắt” trong khi takenote. Bạn không nhất thiết phải tuân theo một khuôn mẫu nào cho những ký tự viết tắt, miễn là sao chúng dễ hiểu đối với riêng bạn và tất nhiên rồi vì là “ký tự viết tắt” nên nó phải ngắn gọn để bạn note kịp tốc độ của bài nói. Ví dụ:
People = p.p United States= U.S United Kingdom = U.K Vietnamese= VN Japanese = Jap Students= Stus Pupils = pus About = Abt Less than 500 $ = < 500 $More than 500 $ = > 500
4. Bạn không dự đoán trước nội dung của bài nghe
So với một người không định hướng, dự đoán được tương lai của bản thân và một người biết sắp xếp, cảm nhận được cuộc sống của mình sau này, ai sẽ là người thành công hơn? Rõ ràng là mẫu người thứ hai. Cũng như vậy, trước khi nghe bất kỳ một đoạn clip, hội thoại nào, hãy tập thói quen dự đoán nội dung, các ý mà khả năng người nói sẽ đề cập đến trong bài.
✅ GIẢI PHÁP: Việc dự đoán ý chúng ta có thể dựa vào tiêu đề của đoạn clip đó hoặc thông tin khái quát của nó. Ví dụ như đó là một cuộc phỏng vấn giữa một nhà tuyển dụng và một ứng viên ở vị trí nhân viên Marketing, thì khả năng các ý sẽ xuất hiện trong cuộc phỏng vấn đó như sau:
Person information ( Thông tin cá nhân của người phỏng vấn) ob experiences ( Kinh nghiệm công việc) Initial salary ( Mức lương khởi điểm ) Reasons why apply ( Lý do ứng tuyển )
➡️ Trên cơ sở dự đoán những ý đó, chúng ta dự đoán những từ vựng mà chúng ta biết được có liên quan đến nội dung của cuộc phỏng vấn . Ở đây là vị trí nhân viên marketing, nên những từ vựng có khả năng xuất hiện rất cao trong bài nói là:
Marketer ( Nhân viên tiếp thị ) Previous job position ( Vị trí công việc trước đây ) Working environment ( Môi trường công việc ) Expected salary ( Mức lương mong muốn)
➡️ Bằng cách đó, các bạn sẽ biết trước phần nào những ý tiếp theo người nói đề cập, nhờ đó chủ động hơn rất nhiều, mà không phải “căng tai” hết mức để hiểu “người ta đang nói cái gì” ?
? Tóm lại, những gì diễn giải ở trên thì nhiều, nhưng các bạn chỉ cần nhờ 3 việc cần làm khi nghe tương ứng với ba giai đoạn nghe như sau:
➡️ Trước khi nghe: Dự đoán nội dung của bài nghe
➡️ Trong khi nghe: Nghe cả câu và take note.
➡️ Sau khi nghe: Đối chiếu tapescript , nghe lại, đặc biêt tập trung những chỗ mình chưa hiểu và luyện nói dựa vào nội dung take note được
➡️ Và để làm được điều trên, bước cơ bản đầu tiên là: LUÔN CHECK KỸ PHÁT ÂM CÁC TỪ MÌNH HỌC ĐƯỢC.
Rèn luyện kỹ năng nghe tiếng Anh, App luyện nghe tiếng Anh, 100 bài luyện nghe tiếng Anh, Luyện nghe tiếng Anh theo chủ de, Cách luyện nghe tiếng Anh mỗi ngày, Download các bài nghe tiếng Anh mp3, Luyện nghe tiếng Anh cho người mới bắt đầu, Luyện nghe tiếng Anh miễn phí
Bài viết khác cùng mục: