Kinh nghiệm học môn Sử hiệu quả cho học sinh lớp 9. Bài viết được trích trong cuốn ” đồng hành cùng con qua các kì thi”. Khi ôn luyện môn Sử, phải luôn ghi nhớ các điều sau nếu muốn đạt điểm cao.
Hệ thống riêng sử Việt Nam và Thế giới – Kinh nghiệm học môn Sử hiệu quả
Khi học theo chương trình SGK, sử Thế giới và sử Việt Nam luôn được phân bố đan xen nhau, chính điềù đó khiến các con hay bị lẫn lộn. Muốn ôn tập có hiệu quả, cần hệ thống lại sử Thế giới riêng một modun và sử Việt Nam riêng. Việc phân tách này giúp các con nhìn rõ tiến trình lịch sử Việt Nam theo chương trình, sau đó sẽ học và ráp nối với tiến trình sử Thế giới. Có vậy các bạn mới hiểu được sự liên quan đến nhau. Giống như sự sụp đổ của chủ nghĩa Phát xít và quân phiệt trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, dẫn đến sự vùng lên giành độc lập của các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam.
Luôn ghi nhớ các sự kiện – Biện pháp giúp học sinh học tốt môn lịch sử
Việc học và ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng lịch sử cần được hệ thống theo dạng biểu đồ để vừa tránh được nhầm lẫn, vừa không bị cảm giác khô khan nhờ đó mà học sinh có hứng thú với các bài giảng trên lớp. Các bạn cần nhớ một điều, các sự kiện, hiện tượng lịch sử luôn luôn gắn liền với một không gian, thời gian, nhân vật nhất định, nếu tách các yếu tố đó ra khỏi bối cảnh thì chắc chắn sẽ làm sai lệch lịch sử.
Phương pháp học tốt môn lịch sử
Để bạn học giỏi môn lịch sử, trước hết các bạn phải ham thích, say mê nghiên cứu và học tập môn lịch sử một cách có hệ thống. Bạn không những phải xác định rõ ngoài kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, cần phải biết các sự kiện lịch sử một cách rõ ràng, sâu sắc hơn và trên cơ sở các sự kiện đó các em phải biết vận dụng vào làm các dạng bài thi với yêu cầu tổng hợp, phân tích đánh giá các sự kiện lịch sử. Chính các yếu tố này mới giúp các con đạt điểm cao môn Sử.
Tập làm quen nhiều dạng câu hỏi – Học môn Sử hiệu quả
Tự mình tìm hiểu các sự kiện lịch sử. Sau đó nhờ các thầy, cô giáo đánh giá, nhận xét và bổ sung kiến thức cho mình. Muốn hoàn thành một bài thi học môn Sử cần nhất là hiểu đúng đề bài. Đề bài môn Lịch sử có thể có nhiều cách hỏi khác nhau, nhưng cái đích cần hỏi thì không khác nhau. Vì vậy các phải làm quen với nhiều dạng câu hỏi, nhiều cách hỏi khác nhau và quan trọng là giúp bản thân nhận biết được cốt lõi của vấn đề cần hỏi.
Ví dụ: Giai đoạn lịch sử 1954 -1975 sẽ có nhiều dạng câu hỏi mở, mà các bạn nếu nhận biết được cốt lõi của vấn đề thì sẽ hiểu và làm bài theo đúng yêu cầu đề ra.
Cách làm bài thi môn Sử đạt điểm cao
Thí sinh phải có kiến thức lịch sử hết sức phong phú nhưng chưa đủ để đạt điểm cao, cần có kỹ năng làm bài tốt để biến những kiến thức đó thành một bài sử có sức thuyết phục. Nguyên tắc của việc giải quyết một vấn đề lịch sử là phải trả lời được các vấn đề sau:
Vì sao sự kiện đó diễn ra?
Sự kiện đó diễn ra như thế nào?
Ý nghĩa và kinh nghiệm rút ra từ sự kiện đó?
Việc trả lời được các vấn đề trên sẽ làm cho bài thi chặt chẽ, logic và có tính thuyết phục cao.
Cấu trúc của một đề thi môn Sử
Thông thường học sinh sẽ phải làm đề bài bao gồm nội dung sẽ dàn trải từ vấn đề sử Thế giới đến sử Việt Nam. Sử Việt Nam sẽ chiếm 70% số câu hỏi trắc nghiệm, 30% còn lại dành cho Sử Thế giới. Kiến thức chủ yếu là ở ngay trong SGK lớp 9. Muốn làm tốt môn Sử đòi hỏi các con phải nắm vững kiến thức một cách sâu rộng và có hệ thống. Khi làm bài, con phải có những kĩ năng cơ bản trong việc nhận thức vấn đề, phân phối thời gian để làm bài cho tốt.
Bài viết khác cùng mục: