“Nỗi sầu nhân thế” cùng thế giới ngôn từ trong thơ Huy Cận

Không gian nghệ thuật thơ Huy Cận là cả một thế giới bên trong sâu lắng, bàng bạc mông mênh cảm xúc. Lấy cảm hứng từ vũ trụ và thiên nhiên, thơ Huy Cận là cõi bao la trong nỗi buồn mênh mang, là sự cảm nhận thân phận bé nhỏ cô độc của con người trước vũ trụ, là cái hữu hạn đời người trước vô tận của đất trời…

“Nỗi sầu nhân thế” cùng thế giới ngôn từ trong thơ Huy Cận
“Nỗi sầu nhân thế” cùng thế giới ngôn từ trong thơ Huy Cận

Đi tìm những nét đặc trưng trong thi pháp nghệ thuật của Huy Cận, thế giới nội tâm sâu lắng qua hình ảnh của không gian như: Dòng sông, bầu trời, con đường, biển cả… Song tất cả cũng để toát lên nỗi buồn thiên cổ, nỗi buồn như từ thuở con người cảm nhận được kiếp người, cảm nhận cái tôi bé nhỏ của một linh hồn lạc loài chấp chới. Phải đến sau Cách mạng tháng Tám, cuộc sống mới đã thổi vào hồn thơ Huy Cận một nguồn gió mới làm thay đổi điểm nhìn, cách nhìn của nhà thơ. Vẫn bút pháp tài hoa lãng mạn, vẫn cảm hứng về vũ trụ nhưng hồn thơ thi nhân căng tràn nhựa sống, đầy ắp niềm tin “Trời mỗi ngày lại sáng”. Điểm nhìn đã thay đổi tất yếu tứ thơ cũng thay đổi, hình tượng thiên nhiên, vũ trụ cũng thay đổi và tạo nên thông điệp mới về con người, cuộc sống.

“Nỗi sầu nhân thế” cùng thế giới ngôn từ trong thơ Huy Cận
“Nỗi sầu nhân thế” cùng thế giới ngôn từ trong thơ Huy Cận

Nỗi sầu nhân thế” trong thơ Huy Cận

Theo Hoài Thanh, thơ Huy Cận luôn thấm đẫm một nỗi buồn, “cái buồn tỏa ra từ đáy hồn một người cơ hồ không biết đến ngoại cảnh”.

Trước Cách mạng tháng Tám, thơ Huy Cận là tiếng lòng thiết tha chan chứa một nỗi sầu vạn kỉ. Mỹ học Thơ mới đề cao cái Đẹp, cái Tuyệt đối, cái Vô cùng, cái Cao siêu; và đã Đẹp là luôn gắn với cái Buồn. Riêng Huy Cận từng cho rằng: “Cái đẹp bao giờ cũng hơi buồn” (Kinh cầu tự). Hồn thơ Huy Cận là cái “hồn buồn” vừa mang nét đẹp Á Đông vừa mang tinh thần dân tộc. Thơ Huy Cận khắc khoải trong những nỗi buồn nhân thế, luôn hướng đến triết luận về thế thái nhân sinh. Một bài thơ tưởng như thuần biểu hiện cảm xúc như “Tràng giang” cũng gợi lên được nhiều ý niệm sâu xa về cuộc đời của riêng cái Tôi Huy Cận, cũng phần nào của cuộc đời của mỗi con người sống trong dòng chuyển lưu sinh hóa. Không còn là hình ảnh của riêng cái Tôi trữ tình, của Huy Cận, của cả một thế hệ những nhà thơ Mới: “Cái tôi cô đơn, tội nghiệp của các nhà thơ mới dường như đã tìm thấy sự tương hợp tuyệt diệu trong cành củi khô lạc loài của Huy Cận” mà còn gợi cảm thức về cuộc sống của bất cứ ai trong mỗi chúng ta. Sống trong dòng lưu chuyển sinh hóa, con người đâu có khác chi một cành củi nhỏ bé. Dòng sinh hóa ấy chẳng qua là “bề khổ”. Cảm thương cho mình, cho thế hệ mình cũng là khi thi nhân cảm thương cho chúng sinh, cho nhân loại.

Thế giới ngôn từ trong thơ Huy Cận

Thế giới nghệ thuật và ngôn từ trong thơ Huy Cận được biết đến với nét phong phú, độc đáo riêng, nổi bật là hình tượng cái tôi trữ tình.

Thế giới nghệ thuật trong thơ văn thường hàm chứa và thể hiện quan niệm riêng của người nghệ sĩ về thế giới, con người, biểu hiện khát vọng chân, thiện, mĩ và khao khát sáng tạo của nhà văn. Muốn tiếp cận được thế giới nghệ thuật của thơ phải nhận diện được cái Tôi trữ tình. Cái Tôi đó được bộc lộ qua chủ thể trữ tình, giọng điệu trữ tình hay mẫu hình lí tưởng mà hồn thơ ấy tôn thờ. Bên cạnh cái Tôi trữ tình thì Thế giới – hiểu như môi trường tự nhiên và xã hội bao quanh cái Tôi (không gian, thời gian, các nhân vật trữ tình) là yếu tố không thể thiếu để xây dựng nên thế giới nghệ thuật trong thơ. Với Huy Cận, cái tôi trữ tình ấy mang đậm một nỗi sầu nhân thế và cảm thức về con người vũ trụ. Cái Tôi trữ tình đặt trong mối quan hệ với văn học xưa, là sự pha trộn hài hòa giữa màu sắc cổ điển với tinh thần của thời đại mới; đặt trong mối tương quan với vườn hoa cái Tôi cá nhân Thơ mới. Đó là một thứ hoa lạ, vừa mơn mởn “hồn buồn” của tuổi trẻ, vừa có vẻ đẹp chiều sâu, ý nhị mà thâm trầm

 

Đề : Phân tích đoạn thơ từ “Bèo dạt về đâu hàng nối hàng… Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” để cho thấy nỗi sầu nhân thế, niềm khao khát hòa nhập với cuộc đời và tình cảm đối với quê hương đất nước của tác giả.

GỢI Ý THÂN BÀI

  1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích
  2. Phân tích (đề cương)

III.             Nỗi sầu nhân thế, niềm khao khát hòa nhập với cuộc đời và tình cảm đối với quê hương của tác giả

–          Bao trùm khắp “Tràng giang” là nỗi buồn thăm thẳm lan tỏa khắp không gian và thấm vào từng cảnh vật. Nỗi buồn ấy hiện lên qua tâm thế lẻ loi bé nhỏ hữu hạn của con người giữa cái mênh mông rợn ngợp vô hạn của vũ trụ. Đó là cái nỗi buồn thời đại đặc trưng của Thơ mới, làm nên quan điểm thẩm mỹ của Thơ mới: đẹp tức là buồn.

–          Nhưng nếu truy tận cùng căn nguyên của nỗi buồn, sẽ thấy đó không phải là cái buồn vu vơ, vô cớ kiểu “Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”, mà nỗi buồn có nguyên nhân xã hội: nỗi buồn của một thế hệ mất nước. Cho nên, các liêu vắng cô quạnh không biết đi đâu về đâu ẩn trong hình ảnh “Bèo dạt về đâu hàng nối hàng” thực chất chính là một nỗi sầu nhân thế. Đó là cái buồn cuộc đời của một thế hệ lạc loài ngay trên chính quê hương của mình, loay hoay bế tắc không biết đi đâu, về đâu.

–          Trong cái liêu vắng, cô quạnh ấy, khát khao hòa nhập với cuộc đời và tình người là một khát vọng rất tự nhiên. Nhưng có thể thấy rằng nhân vật trữ tình không đạt được khát vọng đó khi tất cả những gì liên quan đến con người và cuộc đời đều đặt trong phép phủ định “không một chuyến đò ngang”, “không cầu gợi chút niềm thân mật”đầy trơ trọi, hiu quạnh.

–          Để rồi từ tất cả những khát khao, và nỗi sầu ấy, nỗi nhớ quê hương hiện lên một cách tự nhiên, là tiếng gọi tha thiết trong tâm hồn thi nhân, là sự tìm tìm kiếm hơi ấm tình người.

–          Tóm lại, nỗi sầu nhân thế, niềm khao khát hòa nhập với cuộc đời và tình cảm đối với quê hương không phải là những cảm xúc tách rời nhau, mà trái lại, chúng hòa quyện, soi chiếu vào nhauHạt nhân của khối cảm sầu mênh mang ấy chính là tình yêu quê hương, là nỗi nhớ dành cho một quê hương đã mất, của một linh hồn lạc lõng ngay trên chính quê hương mình. Cũng chính từ nỗi nhớ quê hương ấy, tình người và tình đời hiện ra như một khát khao tìm một điểm tựa tinh thần, tìm một niềm an ủi, nhưng kết quả nhận lại vẫn là sự lẻ loi, cô độc tận cùng.

Like share và ủng hộ chúng mình nhé: