Lộ trình học tiếng anh cho người mất gốc từ a đến z. Tiếng Anh ngày nay đã trở thành một kĩ năng cần thiết trong công việc, học tập và cuộc sống. Thế nhưng không ít bạn đầu tư thời gian và tiền bạc nhưng vẫn chưa thoát khỏi mác “mất gốc tiếng Anh”. Vì một ngôn ngữ mà không thể sử dụng thành thục trong mọi hoàn cảnh thì chẳng khác nào ngôn ngữ bỏ đi. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có lộ trình học tiếng Anh phù hợp với bạn nhé!
A. Mất gốc tiếng Anh là gì?
Một vài quan điểm là mình biết một chút tiếng Anh, từ vựng và cấu trúc ngữ pháp đủ dùng. Biết như vậy thì không được gọi là bị mất gốc tiếng Anh. Một số khác thì cho rằng mình học tiếng Anh từ các lớp vỡ lòng, cấp 1 đến tận đại học… thì làm sao coi là mất gốc tiếng Anh được. Số khác lại quan niệm một khi đã mất gốc tiếng Anh thì phải học lại từ đầu bảng chứ cái, số đếm,….
Nhưng … LangGo – hệ thống học tiếng Anh cho người mất gốc hoặc mới bắt đầu cho rằng các điều trên là hoàn toàn không đúng. Bạn cần hiểu tiếng Anh là một loại ngôn ngữ giao tiếp và một ngôn ngữ chỉ sống khi được sử dụng. Do đó, khi bạn còn ngần ngại dùng tiếng Anh trong cuộc sống và công việc hàng ngày thì bạn bị gọi là bị mất gốc tiếng Anh.
1. Những biểu hiện của mất gốc tiếng Anh
Bạn có thấy hình bóng của mình ở trong đây:
- Đầu tư học tiếng Anh sốt sắng. Tự học, học trung tâm, học gia sư, học online… học rất nhiều nhưng hiệu quả không đạt được.
- Có thể đọc hiểu ngữ nghĩa tiếng Anh, hoặc mù mờ lắp ráp nghĩa mà đoán được ý nghĩa câu, nhưng nghe thì không hiểu gì.
- Đọc không hiểu gì, vì một câu tiếng Anh không đơn thuần chỉ có từ vựng mà còn có cả cụm động từ, cụm tính từ, thành ngữ.
- Thấy mình sinh ra đã không dành cho môn Anh.
- Từ vựng không biết nên học bất kì nội dung nào liên quan đến tiếng Anh cũng thấy gian nan.
- Đã từng đọc một số tài liệu nhưng thấy nhàm chán và buồn ngủ.
- Cả một núi kiến thức tiếng Anh như ma trận. Mất gốc tiếng anh nên bắt đầu từ đâu, lộ trình thế nào cho hiệu quả.
- Ghét học tiếng Anh: khó học khó nhớ, học trước quên sau, càng học càng chán. Sợ giao tiếp, sợ tiếp xúc với tiếng Anh. Hoàn toàn không nói được tiếng Anh hoặc nói được rất ít.
- “Não cá vàng” nên không thể nhớ nổi: cấu trúc ngữ pháp, từ mới, quy tắc, bài tập….
- Kết quả học tập bị kéo tụt chỉ vì môn Anh, nên càng ghét nó hơn.
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất gốc tiếng Anh
Với bản tính khá rụt rè và khép kín của người châu Á, nếu phải chủ động giao tiếp với người khác bằng ngôn ngữ nước ngoài quả là một thách thức phải vượt được ngưỡng ngượng ngùng và ngập ngùng của mình. Nỗi lo lắng phát âm sai, cấu trúc câu không hoàn hảo, thiếu từ vựng… là những chướng ngại tâm lý điển hình của người mất gốc hoặc mới bắt đầu học tiếng Anh. Hệ quả là bạn càng ngại bao nhiêu thì bạn càng không nói được tiếng Anh bấy nhiêu. Vậy đến bao giờ mới có thể khắc phục tâm lý ngại nói và nâng cao trình độ tiếng Anh của mình?
Với bản tính rụt rè của người châu Á, việc phải chủ động giao tiếp bằng một ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ thực sự là một thách thức. Ngoài ra, nỗi sợ về phát âm chưa chuẩn, bí từ, nghe không hiểu, sai ngữ pháp… đã khiến người học thường mang tâm lý sợ nói. Rốt cuộc là khi không giỏi tiếng Anh thì càng ngại giao tiếp và cuối cùng là sự bế tắc đành đổ lỗi cho “mất gốc” khi không biết làm sao để khắc phục và cải thiện trình độ Tiếng Anh của mình.
Mất gốc do không đầu tư
Không đầu tư học tiếng Anh nghiêm túc ngay từ ban đầu, nhiều người đến khi cần mới lao đầu vào học. Khi đó, tuổi tác, công việc cản trở không nhỏ đến việc học tiếng Anh. Một số người lại mất thêm một khoảng thời gian học hành, lãng phí thời gian và tiền bạc. Đó là chưa kể việc đi học tại các trung tâm tiếng Anh kém chất lượng,… Giải quyết việc mất gốc tiếng Anh không phải là điều đơn giản, cần được nhận thức ngay từ đầu.
Mất gốc do sai phương pháp
B. Mất gốc tiếng Anh nên bắt đầu từ đâu, lộ trình học tiếng anh cho người mất gốc từ a đến z
1. Học phát âm chuẩn quốc tế
Phát âm không đúng là một trong những điểm yếu lớn nhất của số đông người học tiếng Anh. Học phát âm là một phần cực kỳ quan trọng vì có nói đúng thì mới nghe tốt và truyền đạt ý tưởng của mình đến người nghe chính xác nhất.
Đặc biệt đối với những người mất gốc hoặc mới bắt đầu học tiếng Anh, phát âm chuẩn là ưu tiên hàng đầu để tránh những lỗi sai thành thói quen xấu rất khó sửa về sau này.
2. Học từ vựng
Nguyên tắc học từ vựng phổ biến là học trong cụm từ trong câu, tránh học từ chết. VD: học từ “corner” phải học trong nhóm từ “on the corner of”, học “interested” phải nhớ cụm “be interested in” thì mới biết cách đặt câu cho đúng. Để nhớ được từ vựng thì không có cách nào hiệu quả bằng cách sử dụng chúng.
Một cách học thông minh là bạn hãy cố gắng “chen” những từ vừa mới học vào khi tập nói hay khi tập viết email bằng tiếng Anh. Có thể lúc đầu bạn còn rất lúng túng và thiếu tự nhiên nhưng chính những lúc như vậy bạn sẽ nhớ từ được nhiều nhất và theo thời gian, bạn sẽ sử dụng được ngày càng nhiều từ vựng hay một cách thành thạo.
3. Cách học nói tiếng Anh dành cho người mất gốc
4. Bí quyết luyện nghe tiếng Anh dành cho người mất gốc
Để nghe tốt một bài khóa trong sách tiếng Anh ta thường phải trải qua các bước sau. Trước khi nghe, bạn hãy suy nghĩ về đề tài đó để giúp bạn hình dung và phán đoán được những gì sắp nghe, nghe ý chính trước tiên để trả lời câu hỏi tổng quát, nghe những từ chính rồi đoán, không nhất thiết phải nghe ra từng từ từng chữ một, sau đó nghe lại nhiều lần để biết được càng nhiều chi tiết càng tốt để có thể hoàn tất các câu hỏi trong bài.
Nguyên tắc chung cho việc rèn luyện kỹ năng nghe hiệu quả là nghe càng nhiều càng tốt. Tranh thủ mọi tài liệu và cơ hội nghe có thể (nghe băng, nghe nhạc, nghe radio, xem clip trên youtube, xem TV, xem phim Mỹ có phụ đề tiếng Anh…).
Tuyệt đối không xem trước nội dung bài viết trước khi nghe. Chỉ khi nghe xong rồi bạn mới vừa nghe vừa đọc bài để kiểm tra lại và học thêm từ mới cũng như tăng cường các cách diễn đạt hay có trong bài. Bạn cũng nên đọc theo băng nhiều lần sau khi nghe xong để luyện phát âm và nhớ bài tốt hơn.
Mỗi ngày, bạn hãy đặt ra cho mình một khoảng thời gian nhất định (từ 30 phút đến 1 tiếng) để học tiếng Anh và duy trì lịch học như vậy đều đặn và thường xuyên. Nói chung, nguyên tắc cơ bản nhất để học tốt tiếng Anh là thực tập và sử dụng cũng như tiếp xúc với tiếng Anh càng nhiều càng tốt.
Trên thị trường hiện nay cũng bán rất nhiều sách luyện nghe tiếng Anh để bạn có thể tự học thêm ở nhà. Ngoài ra internet cũng là một trong những công cụ thật sự hữu ích cho chúng ta trong việc học hỏi trao đổi kiến thức trên mạng.
Ngoài ra, trên Internet còn có rất nhiều trang web cung cấp các bài học tiếng Anh miễn phí rất thú vị và tiện lợi. Bạn có thể đọc báo, nghe tin tức, tìm tài liệu học tiếng Anh online.
C. Những bí quyết học tiếng Anh cho người mất gốc hoặc mới bắt đầu nên tham khảo
1. Học bằng tai, không học bằng mắt
Quy tắc “học bằng TAI không học bằng MẮT” này, tuy rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất lớn cho việc học ngôn ngữ. Đây chính là cách mà một đứa trẻ bắt đầu học ngôn ngữ. Quy tắc này ám chỉ bạn cần phải nghe thật nhiều. Hãy nghe tiếng anh giao tiếp mọi lúc, mọi nơi, bất cứ khi nào bạn rảnh.
2. Học sâu, nhớ lâu
Vấn đề của hầu hết các lớp học ngôn ngữ thường đi quá nhanh đến nỗi học sinh không thể nắm vững được tài liệu trước khi chuyển sang bài mới. Nghĩa là khi học tiếng anh, với mỗi từ vựng, mỗi cấu trúc ngữ pháp, hãy học thật kỹ, thật sâu. Để trở thành một người nói tiếng Anh giao tiếp thành thạo, bạn cần dành thời gian, sự kiên nhẫn và tỉ mỉ. Đây chính là nguyên tắc thứ 2.
3. Học bằng cả cơ thể
Không chỉ có bộ não mà bạn sẽ dùng tất cả các giác quan nhìn, chạm, vị giác, nghe… dùng cả cơ thể chân tay, vai và cả cảm xúc vào việc học. Đây là phương pháp học tập ngôn ngữ mới với hiệu quả tiếp thu cao cũng như mang lại nhiều niềm vui cho người học.
4. Học theo cụm từ, không học đơn lẻ
Cách học cũ làm bạn không thể nhớ được từ vựng, nhớ được nhưng lại không sử dụng được. Phương pháp học theo cụm từ, không học từ đơn lẻ sẽ xóa bỏ những điều đó. Bạn sẽ có thể nhớ từ lâu hơn, sử dụng được chúng trong đúng văn cảnh và học được cả ngữ pháp, phát âm.
5. Hỏi đáp với Mini Story
Học thông qua những câu chuyện nhỏ, qua những đoạn hội thoại ngắn sẽ giúp các bạn dễ học, dễ nhớ. Hãy học cách phản ứng nhanh với những câu hỏi tiếng Anh bằng những cách đặt ra những câu hỏi và trả lời câu hỏi. Tốt hơn hết bạn nên có một người bạn hoặc tham gia những lớp hoc để thực hành phương pháp này tốt hơn.
6. Học tiếng anh thực và tích cực
Bạn đã học tiếng Anh nhiều năm. Nhưng khi bạn nghe ai đó nói tiếng Anh, nó không giống như tiếng Anh bạn đã học. Bạn cảm thấy khó hiểu và khi bạn nói, người khác cũng không thể hiểu được. Điều này nghĩa là bạn phải thực hành thực, nói tiếng Anh thực. Thực hành nhiều và tích cực chính là bí quyết thứ 8.
7. Phát âm tiếng anh chuẩn
Đây thực sự là điều rất quan trọng khi học tiếng Anh. Ngữ âm chuẩn giúp bạn nhàn nhã về sau. Bạn sẽ cảm thấy nghe và nói tiếng Anh dễ dàng hơn rất nhiều.
8. Học bằng phương pháp nhập vai
Ứng dụng phương pháp nhập vai vào bài học là phương pháp rất hiệu quả giúp bạn học tiếng Anh giao tiếp tốt hơn. Bạn có thể nhớ được bối cảnh của hội thoại, giọng điệu, cảm xúc của nhân vật, từ đó nói tiếng Anh chuẩn hơn.
Kết Luận:
Như vậy qua bài viết này đã một phần nào giúp các bạn mất gốc tiếng anh biết sẽ nên bắt dầu từ đâu trong việc học tiếng anh của bản thân. Sau một thời gian kiên trì áp dụng những nguyên tắc trên, các bạn sẽ thấy vốn tiếng Anh của bạn ngày càng tiến bộ một cách nhanh chóng và nó sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong những công việc sắp tới.
Bài viết khác cùng mục: