Phân tích cảnh thiên nhiên và sinh hoạt nơi phố huyện – Văn mẫu 11

Bức tranh thiên nhiên và sinh hoạt phố huyện lúc chiều tàn được Thạch Lam khắc họa ra trước mắt người đọc một khung cảnh đượm buồn, đìu hiu như những mảnh đời của những con người sống quanh xóm chợ. Sau đây là một số mẫu bài phân tích cảnh thiên nhiên và sinh hoạt nơi phố huyện hay nhất Icongchuc đã tổng hợp, xin chia sẻ đến các bạn.

Phân tích cảnh thiên nhiên và sinh hoạt nơi phố huyện
Phân tích cảnh thiên nhiên và sinh hoạt nơi phố huyện

1. Dàn ý Bức tranh cuộc sống của người dân phố huyện

a) Mở bài

– Giới thiệu tác giả và tác phẩm:

+ Thạch Lam là một cây bút viết truyện ngắn tài hoa xuất sắc.

+ Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách truyện trữ tình lãng mạn, không có cốt truyện của Thạch Lam.

– Cảm nhận chung về bức tranh phố huyện lúc chiều tàn: Đây là bức tranh giàu ý nghĩa

b) Thân bài

* Khung cảnh ngày tàn

– Âm thanh:

+ Tiếng trống thu không: Tiếng trống khép lại một buổi chiều quê lặng lẽ

+ Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng.

+ Tiếng muỗi vo ve.

=> Âm thanh xuất hiện dường như lại càng nhấn mạnh cho sự tĩnh lặng của buổi chiều tàn

– Hình ảnh, màu sắc:

+ “Phương tây đỏ rực như lửa cháy”,

+ “Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”.

=> Màu sắc đẹp nhưng gợi lên một buổi chiều tàn lặng lẽ, ảm đạm.

– Đường nét: dãy tre làng cắt hình rõ rệt trên nền trời.

=> Bức hoạ đồng quê quen thuộc, bình dị, thơ mộng, gợi cảm, mang cốt cách Việt Nam.

– Nhịp điệu chậm, giàu hình ảnh và nhạc điệu

=> Khung cảnh thiên nhiên đượm buồn, đồng thời thấy được sự cảm nhận tinh tế.

Cảnh chợ tàn và những kiếp người nơi phố huyện

– Cảnh chợ tàn cộng hưởng với khung cảnh thiên nhiên ngày tàn:

+ Chợ đã vãn từ lâu, người về hết và tiếng ồn ào cũng mất

+ Chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía.

=> Khung cảnh buồn, tàn tạ, trống vắng, quạnh hiu.

– Con người:

+ Mấy đứa trẻ con nhà nghèo tìm tòi, nhặt nhạnh những thứ còn sót lại ở chợ: dường như gánh nặng cuộc đời cũng đè lên đôi vai chúng.

+ Mẹ con chị Tí: với cái hàng nước đơn sơ, vắng khách.

+ Bà cụ Thi: hơi điên đến mua rượu lúc đêm tối rồi đi lần vào bóng tối.

+ Bác Siêu với gánh hàng phở – một thứ quà xa xỉ.

+ Gia đình bác xẩm mù sống bằng lời ca tiếng đàn và lòng hảo tâm của khách qua đường.

=> Cảnh chợ tàn và những kiếp người tàn tạ: sự tàn lụi, sự nghèo đói, tiêu điều của phố huyện nghèo.

* Tâm trạng của Liên trước thời khắc ngày tàn

– Cảm nhận rất rõ: “mùi riêng của đất, của quê hương này” từ tâm hồn nhạy cảm

– Cảnh ngày tàn và những kiếp người tàn tạ: gợi cho Liên nỗi buồn thấm thía

– Động lòng thương những đứa trẻ nhà nghèo nhưng chính chị cũng không có tiền mà cho chúng.

– Xót thương mẹ con chị Tí: ngày mò cua bắt tép, tối dọn cái hàng nước chè tươi chả kiếm được bao nhiêu.

-> Liên là một cô bé có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, có lòng trắc ẩn, yêu thương con người. Đây cũng là nhân vật mà Thạch Lam gửi gắm tâm tư của mình.

=> Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn mang vẻ trầm buồn hiu hắt của một vùng quê nghèo mà con người luôn quẩn quanh, tẻ nhạt nhưng đồng thời gửi gắm bao suy tư của tác giả về quê hương xứ sở.

* Đặc sắc nghệ thuật

– Nghệ thuật miêu tả đặc sắc, thấm đượm chất trữ tình

– Ngôn ngữ miêu tả đầy chất thơ

– Bút pháp trữ tình đan xen chất hiện thực

– Giọng điệu chậm rãi, nhẹ nhàng mà thấm đẫm nỗi buồn.

c) Kết bài

– Đánh giá khái quát bức tranh phố huyện lúc chiều tàn

– Trình bày cảm nhận của em về bức tranh ấy.

Phân tích cảnh thiên nhiên và sinh hoạt nơi phố huyện
Phân tích cảnh thiên nhiên và sinh hoạt nơi phố huyện

2. Bài phân tích cảnh thiên nhiên và sinh hoạt nơi phố huyện – Cảm nhận về bức tranh phố huyện

Hai đứa trẻ có những nét vô cùng tiêu biểu cho truyện ngắn mang phong cách Thạch lam: cốt chuyện mờ ảo, có mà dường như không có, yếu tố lãng mạn xen kẽ yếu tố hiện thực, cấu tứ tựa hồ như một bài thơ… tất cả chúng đều thể hiện một tâm trạng bâng khuâng, mơ hồ của hai nhân vật chính là chị em Liên và an khắc khoải trong cái thời khắc của ngày tàn. Hai chị em cùng với những người dân phố huyện ngóng trông, chờ đợi chuyến tàu đêm đi qua với không khí tẻ nhạt của phố huyện nghèo nàn vào một buổi tối mùa hè yên ả.

Trước hết, có lẽ ấn tượng mạnh mẽ nhất đối với những người đọc chúng ta là hình ảnh về cuộc sống tàn tạ, tù túng của những kiếp người lam lũ, quẩn quanh sống không ánh sáng, không tương lai trong phố huyện nghèo nàn.

Câu chuyện mở đầu bằng những âm thanh và hình ảnh báo hiệu cho một ngày mùa hè tàn: “ Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều, phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn.” Cái rực rỡ, cái huy hoàng nhất của một ngày đã đi qua, buổi chiều tà đang đến. Giờ phút này, chợ cũng đã tàn canh, cái đông vui tấp nập đã lùi dần và thế chỗ vào đó là sự trống vắng, hiu quạnh. “ Chợ họp giữa phố đã vãn từ lâu, người về hết và tiếng ồn ào cũng mất, chỉ còn lại mấy đứa trẻ con nhà nghèo lom khom nhập nhanh bất cứ thứ gì có thể dùng được của những người bán hàng để lại. Tất cả đều gợi lên cái buồn của buổi chiều quê.” Để có thể đánh giá một miền quê, ta có thể dễ dàng đánh giá thông qua việc hoạt động của khu chợ ở nơi đó. Nếu chợ sầm uất, buôn bán đông vui, tấp nập thì chắc chắn rằng miền quê đó sẽ trù phú và giàu có. Và đáng tiếc rằng, miền quê nơi chị em Liên sinh sống lại nằm ở trong trường hợp ngược lại. Đó là một miền quê nghèo, tẻ nhạt và buồn thê thảm.

Bên cạnh cảnh ngày tàn là những kiếp người tàn sinh sống nơi phố huyện. Hàng nước của chị Tí vắng khách nhưng chiều nào chị cũng dọn từ chập tối cho đến đêm khuya. Chẳng kiếm được là bao nhiêu nhưng chị vẫn cần mẫn, chăm chỉ dọn hàng. Bác Xẩm ngồi trên manh chiếu với cái thau sắt để trước mặt, góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bần bật trong yên lặng và để cho thằng con bò ra đất… nhặt những thứ rác bẩn vùi trong cát ở bên đường.

Bà cụ Thi điên thì nghiện rượu, có tiếng cười khanh khách, ghê sợ sau khi uống một hơi cạn hết cút rượu ty, “ Cụ đi lần vào bóng tối.” Chị em Liên phải thức để trông cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu, dọn về khi cả nhà từ Hà Nội bỏ về quê vì cha Liên mất việc. Cửa hàng tạp hóa bán không được bao nhiêu, nhưng cũng có đồng ra, đồng vào giúp chị em Liên đầy đủ hơn những đứa trẻ lang thang trong khu phố. Cảnh Liên xếp hàng vào hòm, cách hai chị em tính toán, niềm tiếc nuối về cái thời còn ở Hà Nội sa săm và sáng rực của Liên khiến cho người đọc cảm thấy xót xa. Họ xót xa cho sự bất hạnh mà hai chị em phải gánh chịu, họ xót xa cho tuổi thơ không có được niềm vui vốn phải có, họ xót xa cho những cảnh người chẳng có tương lai, chẳng biết đến ngày mai ở nơi phố huyện.

Khi trời tối hẳn, cả phố huyện dường như thu gọn vào ngọn đèn của chị Tý. Ngoài ngọn đèn này ra, thứ bóng tối nhận lại đời thôn quê đã làm chủ tất cả, làm chủ mọi ngõ ngách, mọi không gian. Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần chi tiết ngọn đèn của chị Tý. Kết thúc tác phẩm hình ảnh ấy gây ấn tượng dây rứt và đi vào giấc ngủ của chị em Liên. Phải chăng đây là hình ảnh biểu tượng cho những kiếp người nghèo khổ, lam lũ, sống vật vờ leo lét trong màn đêm của xã hội cũ?

Nhịp sống của phố huyện ngày ngày cứ lập đi, lập lại một cách đơn giản, vô vị đến vậy.

Như vậy, chừng ấy những người trong bóng tối ngày này qua ngày khác luôn sống kiếp sống quẩn quanh, tù túng với cái ao đời bằng phẳng. Hình ảnh của những con người này khiến ta chợt nhớ đến một câu thơ trong bài thơ Quẩn quanh của Huy Cận:

Quanh quẩn mãi với vài ba dáng điệu,
Tới hay lui cũng chừng ấy mặt người.
Vì quá thân nên quá đỗi buồn cười
Môi nhắc lại chỉ có ngần ấy chuyện…

Tuy thế, họ vẫn luôn có một hy vọng trong mơ hồ: đó là mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ của họ. Chính sự mong đợi mơ hồ này đã càng tô đậm thêm tình cảnh tội nghiệp của những kiếp người quẩn quanh. Họ sống nhưng chẳng biết đến ngày mai, chẳng biết đến tương lai và số phận của mình. Thạch Lam đã thể hiện một niềm xót thương da diết, kín đáo ngay trong cách xây dựng hình ảnh, con người và nhân vật của mình.

Những con người trong phố huyện luôn luôn mong chờ khoảnh khắc mà đoàn tàu đi qua. Đó có lẽ là lẽ sống cuối cùng trong cuộc đời của họ. Có đoàn tàu đi qua, là có thêm chút hy vọng về một thế giới khác, tươi sáng hơn, hạnh phúc hơn. Đoàn tàu đã thắp lên cho họ hy vọng nhỏ bé về một điều gì đó tốt đẹp sắp tới. Tuy nhiên, đoàn tàu đêm nay đi qua lại không mang lại những gì mà người dân phố huyện mong muốn. Nó chỉ rầm rộ lên chốc lát rồi lại chìm sâu vào trong bóng đêm yên tĩnh đến lạnh lùng. Phố huyện lại trở về là phố huyện thường ngày. Hình ảnh ngọn đèn leo lét của chị Tý lại chập chờn trong tâm trạng của Liên trước khi đi hẳn vào giấc ngủ.

Ta có thể gọi chung chuyện của Thạch Lam là truyện ngắn trữ tình. Khác với phần nhiều các truyện ngắn ở thời kỳ này với lối viết lôi cuốn người đọc bởi cốt chuyện hấp dẫn, tình tiết mới lạ thì chuyện của ông lại khiến cho người đọc xúc động bởi chất trữ tình. Mỗi chuyện thường có cấu tứ xung quanh một tâm trạng, một suy tưởng nào đó hết sức dịu dàng của nhân vật. Hai đứa trẻ chính là một những trong những chuyện tiêu biểu của Thạch Lam viết theo phong cách đó.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác tại icongchuc.com

 

Like share và ủng hộ chúng mình nhé: