Vẻ đẹp của hình tượng người nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

Vẻ đẹp của hình tượng người nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Đình Chiểu Đồ tên tự là Mạch Trạch, hiệu Trọng Phủ. Sau khi bị mù, ông còn lấy thêm hiệu là Hối Trai tức cái phòng tối. Đêm rằm tháng 11 năm Tân Dậu những nghĩa sĩ mà trước đây vốn là nông dân, vì quá căm phẫn kẻ ngoại xăm, đã quả cảm tập kích đồn Pháp ở Cần Giuộc, tiêu diệt được một số quân của đối phương và viên tri huyện người Việt đang làm cộng sự cho Pháp.
Vẻ đẹp của hình tượng người nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Vẻ đẹp của hình tượng người nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Dàn ý vẻ đẹp hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

1. Mở bài:
 
Giới thiệu tác giả, tác phẩm
 
– Nguyễn Đình Chiểu – Đồ Chiểu (1822-1888), tự là Mạch Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (cái phòng tối).
 
– Đêm rằm tháng 11 năm Tân Dậu những nghĩa sĩ mà trước đây vốn là nông dân, vì quá căm phẫn kẻ ngoại xăm, đã quả cảm tập kích đồn Pháp ở Cần Giuộc, tiêu diệt được một số quân của đối phương và viên tri huyện người Việt đang làm cộng sự cho Pháp. Khoảng hai mươi nghĩa sĩ bỏ mình. Những tấm gương đó đã tạo nên niềm xúc động lớn trong nhân dân. Nguyễn Đình Chiểu đã làm bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để đọc tại buổi truy điệu các nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận đánh này
 
Nêu cảm nhận của bản thân, vẻ đẹp của hình tượng người nghĩa sĩ.
 
2. Thân bài:
 
Bối cảnh thời đại:
 
Hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc
 
– Xuất thân: Người dân tộc Nam Bộ.
 
– Công việc: cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm
 
– Nơi sống: ruộng trâu, làng bộ.
 
=> Là những người hiền lành, chất phác, chăm chỉ làm ăn, xa lạ với chiến tranh
 
– Thái độ căm thù giặc cao độ:
 
+ Muốn tới ăn gan.
 
+ Muốn ra cắn cổ.
 
+ Sẵn sàng chiến đấu.
 
=> Lòng căm thù giặc trở nên mãnh liệt.
 
– Hành động quyết liệt dũng cảm trong trận công đồn:
 
+ Trở thành quân chiêu mộ, họ vẫn là dân ấp, dân lân, chưa hề tập luyện, biết đến binh thư => Họ chỉ có tấm lòng mến nghĩa, vì đại nghĩa.
 
+ Tinh thần chiến đấu: quyết liệt, như vũ bão.
 
=> Họ sống đánh giặc, chết cũng đánh giặc. Sống thờ vua, chết cũng thờ vua
 
=> Khẳng định ý nghĩa bất tử của cái chết vì nước vì dân
 
3. Kết bài:
 
Khái quát vẻ đẹp hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Vẻ đẹp của hình tượng người nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Nguyễn Đình Chiểu Đồ tên tự là Mạch Trạch, hiệu Trọng Phủ. Sau khi bị mù, ông còn lấy thêm hiệu là Hối Trai tức cái phòng tối. Đêm rằm tháng 11 năm Tân Dậu những nghĩa sĩ mà trước đây vốn là nông dân, vì quá căm phẫn kẻ ngoại xăm, đã quả cảm tập kích đồn Pháp ở Cần Giuộc, tiêu diệt được một số quân của đối phương và viên tri huyện người Việt đang làm cộng sự cho Pháp. Khoảng hai mươi nghĩa sĩ bỏ mình. Những tấm gương đó đã tạo nên niềm xúc động lớn trong nhân dân. Nguyễn Đình Chiểu đã làm bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để đọc tại buổi truy điệu các nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận đánh này, và qua bài văn đã làm nổi bật lên vẻ đẹp của hình tượng người nghĩa sĩ.
 
Sau lời than có tính chất quen thuộc của thể loại văn tế, cầu văn phản ánh biến cố chính trị lớn lao của thời cuộc súng giặc đất rền, Lòng dân trời tỏ. Một bên là súng giặc nổ rền đất, rền trời, phá tan sự bình yên, báo hiệu không khí căng thẳng chết chóc đe dọa của chiến tranh, bên kia là lòng dân trong hoàn cảnh thử thách đã sáng rực cả bầu trời. Một bên là hiện diện của các thế lực vật chất xâm lược tàn bạo, bên kia lại là ý chí nghị lực của lòng dân quyết tâm đánh giặc cứu nước. Nguyễn Đình Chiểu thực sự đã dựng nên bức tượng đài bất hủ. Đất nước bị xâm lược. Súng giặc đã rền khắp núi sông. Kẻ thù hung hãn đã tới.
 
Lời ca ngợi họ, bắt đầu từ một cuộc sống lao động lặng thầm, cực khổ đến một cuộc đời chiến đấu anh dũng, vẻ vang. Cuộc sống lao động vất vả trong đời họ, được nhà văn thâu tóm trong hai câu thực mở đầu khá trọn vẹn Cô cút làm ăn – Toan lo nghèo khó. Trọn vẹn trong đó là hình ảnh những người làm ăn cần mẫn với những lo toan nhọc nhằn. Họ cũng chất phác, thật thà. Chưa quen cùng ngựa, đâu tới trường nhung, chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ. Câu kế tiếp liệt kê những công việc nặng nhọc phủ vây con người lam lũ này việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm. Họ không biết chút gì về chiến trận tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.
Từ những con người bình thường sống sau lũy tre, rặng dừa, mái lá…, họ vụt trở thành nổi tiếng, vì nghĩa lớn mà hi sinh. Và họ đã trở thành những anh hùng nghĩa sĩ của thời đại đau thương và anh dũng. Đó là sự phi thường với bản thân họ, nhưng xũng là lẽ bình thương khi chứng kiến cảnh nước mất nhà tan.
 
Bên cạnh sự căm thù của tình cảm là sự căm thù về lí trí. Giặc Pháp lộ nguyên hình là những kẻ mượn chiêu bài truyền đạo, khai hóa ở nước ta nhưng thực chất là xâm lược, là mottj lũ treo dê bán chó. Đất nước văn hiến của ta không phải là vùng đất vô chủ mà chúng giành giật, mặc tình chém rắn đuổi hươu, cho nên dân ta há để chúng yên, thên lí chói lòa đâu dung tha bọn xâm lược. Cả tình cảm lẫn lí trí đều nỗi giận, và do đó ý thức trách nhiệm, người nông dân tự nguyện đứng lên đánh giặc. Họ nhận thức được trách nhiệm đối với sự nghiệp cứu nước vì thế ra sức bảo vệ bằng khí thế hào hùng đoạn kình, bộ hổ. Đây là sự chuyển hóa phi thường từ người nông dân hiền lành chất phác, trơ thành người có ý thức trách nhiệm và tự nguyện vì đại nghĩa mà đứng lên đánh giặc cứu nước.
 
Trở thành quân chiêu mộ, họ vẫn là dân ấp dân lân chưa hề tập rèn, võ luyện, không hề biết đến binh thư. Họ chỉ có một tấm lòng mến nghĩa, vì đại nghĩa – trang bị thay cho những điều cơ bản của việc binh đao. Cuộc đời nghèo khó của họ thế nào thì họ xuất hiện trên chiến trường như vậy. Họ chỉ có một manh áo vải, trong tay cầm ngọn tầm vong, hay rơm con cúi, lưỡi dao phay…
 
Đây thật sự là cuộc chiến đấu không cân sức, vì vậy, dù họ có thất bại, họ vẫn là những anh hùng bất tử. Ý nghĩa của trận đánh ấy không chỉ là làm nên chiến thắng oanh liệt mà qua trận đánh, người nghĩa sĩ đã khẳng định thêm, làm sáng tỏ chân lí của lịch sử – chân lí về lòng yêu nước, vai trò tự nguyện, tự giác của người dân trong chiến đấu từ xưa đến nay – chân lí về khả năng chiến thắng của ý chí con người.
 
Bằng ngòi bút, Nguyễn Đình Chiểu đã suốt đời chiến đấu không mệt mỏi cho đạo đức, chính nghĩa, cho độc lập tự do dân tộc và cũng bằng ngòi bút ấy, ông cũng đã kể lại quá trình chiến đấu của những nghĩa sĩ Cần Giuộc, từ điều kiện chiến đấu khó khăn ra sao cho đến tinh thần đầy kiên cường bất khuất của họ. Những người dân ấp, dân lân, chỉ có ngọn tầm vông, bao tấu, bao ngòi, chi nài sắt, dao tu, nón gõ, gươm đeo dùng bằng lưỡi phây. Họ không hề được đào tạo chuyên nghiệp, có gì dùng đó, đầy thô sơ tạm bợ, nhưng không vì thế mà họ đã nản lòng, họ đạp rào bước tới coi giặc như không, họ xô cửa xông vào, kẻ đâm ngang, người chém ngược. Vũ bão còn thua cả tinh thần thép trong người nông dân Cần Giuộc. Nguyễn Đình Chiểu đã dùng những động từ mạnh, phép đối lập, dùng những từ ngữ hết sức giản dị bằng nghệ thuật tả thực để dựng nên một bức tượng đài kì vĩ với lòng quả cảm, tinh thần kiên cường bất khuất của những người nhân dân nghĩa sĩ đánh Tây.
 
Nhưng kết thúc cuối cùng, những người nghĩa sĩ đã hi sinh vì một lí tưởng cao đẹp, điều buồn nhất là họ đã hi sinh khi chưa thể nhìn thấy đất nước mình thoát khỏi sự thống trị của bọn thực dân đế quốc, và phía sau sự hi sinh đó chính là những gia đình mất người thân, một gia đình mất đi trụ cột chính, một đứa con mất đi người cha, một người vợ mất đi người chồng, một mẹ già sống cảnh kẻ đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh, cả thiên nhiên như đã nhuốm màu u tối, tang tóc. Thật căm hờn lũ đã gây ra nghịch cảnh này. Tiếng khóc được quy tụ từ rất nhiều nguồn cảm xúc, là tiếng khóc nghẹn ngào trước cảnh đau thương của đất nước, không chỉ trong lòng tác giả , toàn nhân dân mà còn bao trùm khắp cỏ cây, sông núi;một màu sắc tang thương. Những người nghĩa sĩ xuất thân từ người nông dân chất phát thật thà, giờ đây họ dám đứng lên để bảo vệ tấc đất, ngọn rau, miếng cơm manh áo, chống lại kẻ thù. Họ đã sẵn sàng lấy cái chết để làm rạng danh một chân lí của thời đại: “Thà chết vinh còn hơn sống nhục”. Công trạng của họ rất xứng đáng được tổ quốc ghi công, nhân dân ngưỡng mộ. Vì thời đại, họ đã sống đánh giặc, chết cũng đánh giặc, sống thờ vua, chết cũng thờ vua. Một điều khẳng định chắc chắn cho ý nghĩa bất tử của cái chết vì nước vì dân luôn tồn tại.
 
Qua bài văn tế, tác giả đã bộc lộ niềm tự hào về tinh thần yêu nước, khí phách quả cảm của người nghĩa sĩ Cần Giuộc, đồng thời đã bày tỏ niềm cảm phụcvà xót thương sâu sắc đối với họ. Với tác phẩm này, Nguyễn Đình Chiểu được xem là người đầu tiên đưa hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân thành hình tượng trung tâm trong sáng tác văn học và làm sáng ngời lên vẻ đẹp của những người lao động cần lao – sống đánh giăc, chết cũng đánh giặc – sống thờ vua, chết cũng thờ vua.
 
Like share và ủng hộ chúng mình nhé: