So sánh điểm chuẩn ngành công nghệ thông tin từ 2018 – 2021

Đây là bài viết số 2 trong 4 bài viết của loạt series Thi đại học

So sánh điểm chuẩn ngành công nghệ thông tin từ 2018. Khối công nghệ thông tin (CNTT) là ngành học được các trường đại học cao đẳng tuyển sinh rất nhiều. Bởi ngành này đang phục vụ mọi mặt của cuộc sống mà nguồn nhân lực chuyên môn cao lại đang thiếu hụt. Vậy ngành CNTT là gì và điểm chuẩn ngành công nghệ thông tin qua các năm như thế nào?

1. Ngành công nghệ thông tin là gì?

Hiện nay, ngành công nghệ thông tin là một trong những ngành học được chú trọng trong hệ thống đào tạo của trường Đại học Công nghệ thông tin cũng như các trường Đại học khác có đào tạo ngành học này. Nó được xem là ngành đào tạo mũi nhọn hướng đến sự phát triển của công nghệ và khoa học kỹ thuật trong thời đại số hóa ngày nay.
 
Công nghệ thông tin là một ngành học được đào tạo để sử dụng máy tính và các phần mềm máy tính để phân phối và xử lý các dữ liệu thông tin, đồng thời dùng để trao đổi, lưu trữ và chuyển đổi các dữ liệu thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau.

2. Ngành công nghệ thông tin học những gì?

Ngành Công nghệ thông tin là 1 ngành nghề rộng lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực, có ảnh hưởng tới nhiều ngành nghề khác nhau của xã hội. Bạn có thể tạm hiểu: Công nghệ thông tin là 1 ngành sử dụng hệ thống các thiết bị và máy tính, bao gồm phần cứng, phần mềm, để cung cấp giải pháp xử lý thông tin trên nền công nghệ cho các cá nhân, tổ chức có yêu cầu.
Hiểu một cách đơn giản, Công nghệ thông tin là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin. Người làm việc trong trong ngành này thường được gọi là IT (Information Technology). Mục đích của khối khoa học tổng hợp liên ngành này là nhằm phát triển khả năng sửa chữa, tạo mới và sử dụng hệ thống các thiết bị và máy tính bao gồm phần cứng, phần mềm để cung cấp giải pháp xử lý thông tin trên nền công nghệ cá nhân, tổ chức có yêu cầu.

3. Học công nghệ thông tin sau khi ra trường làm những gì? Ở đâu?

Trước làn sóng phát triển công nghệ số, mọi hoạt động trong cuộc sống (việc làm, giải trí, liên lạc…) giờ đây bỗng trở nên dễ dàng qua một chiếc laptop, smartphone… công nghệ thông tin trở thành ngành nghề “len lõi” ở mọi nơi, mọi lĩnh vực. Theo quy hoạch phát triển đến 2020 của Việt Nam, nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin sẽ tăng đến 13% mỗi năm với cơ hội việc làm rất đa dạng. Các IT có thể chọn đảm nhận công việc ở các vị trí như:
 
– Lập trình viên chế tạo phần mềm.
 
– Chuyên viên kiểm thử, đảm bảo chất lượng phần mềm.
 
.- Kỹ sư trong các dự án phát triển, thiết kế, chế tạo các thiết bị phần cứng
 
– Chuyên viên thiết kế các hệ thống số, hệ thống nhúng và hệ thống điều khiển tại các công ty chuyên về phần cứng – phần mềm máy tính.
 
– Chuyên viên pphân tích, thiết kế, cài đặt, quản trị, bảo trì và đảm bảo an ninh cho các hệ thống mạng máy tính tại các cơ quan, công ty, trường học và tập đoàn.

4. Công nghệ thông tin thi khối gì? 

Ngành công nghệ thông tin luôn có khối lượng tuyển sinh khá là lớn. Các thí sinh có học lực từ mức trung bình khá là có thể ứng tuyển vào khối ngành này. Vậy, học công nghệ thông tin thi khối nào? Hiện tại, các trường đại học, cao đẳng đều đang xét tuyển một vài tổ hợp khối A và D cho ngành công nghệ thông tin là:
 
A0 (Toán – Lý – Hóa)
A1 (Toán – Lý – Anh)
D1 (Toán – Văn – Anh)
D7 (Toán – Hóa – Anh)
D10 (Toán – Địa – Anh)

5. Điểm chuẩn ngành công nghệ thông tin một số trường top đầu từ 2018

So sánh điểm chuẩn ngành công nghệ thông tin từ 2018
So sánh điểm chuẩn ngành công nghệ thông tin từ 2018

 

Bài viết cùng series:<< Chọn ngành học theo khối thi cho học sinh lớp 1212 ngành nghề hot trong tương lai giai đoạn 2021 2030 >>
Like share và ủng hộ chúng mình nhé: