Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 2- Phần 4

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 2: Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 2- Phần 4
Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 2- Phần 4

Điều 3. Văn phòng huyện uỷ

1- Chức năng 

1.1- Là cơ quan tham mưu, giúp việc huyện uỷ mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ và thường trực huyện uỷ trong tổ chức, điều hành công việc lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp hoạt động các cơ quan tham mưu, giúp việc huyện uỷ; là trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của huyện uỷ.

1.2- Trực tiếp quản lý tài sản, tài chính của huyện uỷ và bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động của huyện uỷ, ban thường vụ, thường trực huyện uỷ và các cơ quan tham mưu, giúp việc huyện uỷ.

2- Nhiệm vụ

2.1- Nghiên cứu, đề xuất :

a) Chương trình công tác của huyện uỷ, ban thường vụ, thường trực huyện uỷ.

b) Sơ kết, tổng kết công tác văn phòng huyện uỷ.

2.2- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát :

a) Hướng dẫn, phối hợp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn phòng, công tác tài chính và công nghệ thông tin cho cấp uỷ cơ sở và các cơ quan đảng trực thuộc huyện uỷ.

b) Kiểm tra, giám sát việc thu, nộp và sử dụng đảng phí ở các tổ chức cơ sở đảng.

c) Theo dõi, đôn đốc các tổ chức đảng, các cấp uỷ trực thuộc huyện uỷ thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.

2.3- Thẩm định, thẩm tra :

a) Đề án, văn bản của các cơ quan, tổ chức trước khi trình huyện uỷ, ban thường vụ, thường trực huyện uỷ về : yêu cầu, phạm vi, quy trình, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản.

b) Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định nội dung đề án, văn bản thuộc lĩnh vực kinh tế – xã hội, nội chính khi được thường trực, ban thường vụ huyện uỷ giao trước khi trình huyện uỷ, ban thường vụ huyện uỷ.

2.4- Phối hợp :

a) Các ban đảng, cơ quan, tổ chức liên quan sơ kết, tổng kết về công tác của huyện uỷ.

b) Các cơ quan liên quan xây dựng, tổ chức thực hiện, sơ kết, tổng kết và sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc của huyện uỷ, ban thường vụ huyện uỷ.

c) Các cơ quan liên quan xây dựng theo dõi việc thực hiện chủ trương, chế độ, nguyên tắc quản lý tài chính, tài sản của huyện uỷ; nắm tình hình trong khối nội chính, báo cáo kịp thời thường trực huyện uỷ, ban thường vụ.

d) Các ban đảng, cấp uỷ trực thuộc và các cơ quan, tổ chức liên quan tham mưu giúp ban thường vụ, thường trực huyện uỷ chỉ đạo kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế của cấp uỷ cấp trên và của huyện uỷ về công tác xây dựng Đảng, kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, nội chính…

2.5- Thực hiện một số nhiệm vụ do ban thường vụ, thường trực huyện uỷ giao :

a) Là đầu mối giúp thường trực huyện uỷ xử lý công việc hằng ngày; phối hợp, điều hoà hoạt động của các cơ quan tham mưu, giúp việc huyện uỷ phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của huyện uỷ.

Tổ chức phục vụ các hội nghị, cuộc họp của huyện uỷ, ban thường vụ, thường trực huyện uỷ; phối hợp phục vụ các hội nghị, cuộc họp của các ban đảng, cơ quan thuộc huyện uỷ; tham gia tổ chức phục vụ đại hội đại biểu đảng bộ huyện.

b) Tổ chức công tác thông tin phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của thường trực huyện uỷ, ban thường vụ và huyện uỷ; cung cấp thông tin cho các cấp uỷ cơ sở, cơ quan, tổ chức ở huyện theo quy định.

Theo dõi, đôn đốc các cấp uỷ cơ sở, cơ quan, tổ chức có liên quan ở huyện thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất.  

Tiếp nhận, phát hành và quản lý các tài liệu, văn bản đến và đi.

c) Tiếp nhận và xử lý đơn, thư gửi đến huyện uỷ; tham mưu, theo dõi, đôn đốc việc giải quyết một số đơn, thư được thường trực huyện uỷ giao; phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tiếp công dân.

d) Tổng hợp tình hình thực hiện các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế của cấp uỷ cấp trên và của huyện uỷ; hoạt động của các cấp uỷ, cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội cấp huyện để báo cáo với ban thường vụ, thường trực huyện uỷ.

đ) Quản lý tài liệu lưu trữ cơ quan của huyện uỷ và của văn phòng huyện uỷ; giúp thường trực huyện uỷ chỉ đạo và trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ công văn, lưu trữ của cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội ở cấp huyện và cơ sở theo quy định của Luật Lưu trữ năm 2011, các quy định của Ban Bí thư, của tỉnh uỷ và hướng dẫn của Văn phòng Trung ương Đảng. Tổ chức triển khai, ứng dụng và quản lý công nghệ thông tin trong các cơ quan tham mưu, giúp việc huyện uỷ và tổ chức cơ sở đảng trực thuộc; thực hiện công tác cơ yếu theo quy định.

e) Là chủ sở hữu tài sản của huyện uỷ theo sự uỷ quyền của ban thường vụ huyện uỷ. Bảo đảm điều kiện vật chất, tài chính phục vụ hoạt động của huyện uỷ, ban thường vụ, thường trực huyện uỷ và các cơ quan tham mưu, giúp việc huyện uỷ theo phân công, phân cấp.

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban thường vụ, thường trực huyện uỷ giao.

3- Tổ chức bộ máy

3.1- Lãnh đạo : Gồm chánh văn phòng, không quá 2 phó chánh văn phòng. Riêng văn phòng các quận uỷ, thị uỷ, thành uỷ trực thuộc tỉnh uỷ, thành uỷ : không quá 3 phó chánh văn phòng.

3.2- Biên chế : Có từ 11 – 13 người (không bao gồm thường trực huyện uỷ).

Điều 4. Ban Tổ chức huyện uỷ

1- Chức năng

1.1- Là cơ quan tham mưu của huyện uỷ, trực tiếp và thường xuyên là ban thường vụ, thường trực huyện uỷ về công tác tổ chức xây dựng Đảng gồm : tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ của hệ thống chính trị trong huyện.

1.2- Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ của huyện uỷ.

2- Nhiệm vụ

2.1- Nghiên cứu, đề xuất :

a) Chuẩn bị hoặc tham gia chuẩn bị nghị quyết đại hội, các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định của huyện uỷ, ban thường vụ huyện uỷ về công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ.

b) Xây dựng các đề án về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ đảng thuộc thẩm quyền quyết định của ban thường vụ, huyện uỷ.

c) Tham mưu về công tác cán bộ, công chức thuộc diện ban thường vụ, huyện uỷ quản lý; quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội huyện theo phân cấp quản lý.

d) Sơ kết, tổng kết về công tác tổ chức xây dựng Đảng.

2.2- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát :

a) Công tác tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ, thi hành Điều lệ Đảng đối với các cấp uỷ cơ sở trực thuộc huyện uỷ; các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội huyện.

b) Nghiệp vụ công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức của cơ quan, đơn vị trực thuộc huyện uỷ.

c) Công tác phát triển đảng viên; quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức thuộc khối đảng – đoàn thể, đảng viên; giới thiệu sinh hoạt đảng; giải quyết khiếu nại xoá tên đảng viên và vấn đề đảng tịch cho đảng viên.

2.3- Thẩm định, thẩm tra :

a) Các đề án, văn bản về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ của cấp uỷ cơ sở, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội, cơ quan, đơn vị trực thuộc huyện uỷ trước khi trình ban thường vụ, huyện uỷ.

b) Thẩm định và trình thường trực huyện uỷ, ban thường vụ về nhân sự dự kiến quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, thực hiện chính sách cán bộ theo phân cấp quản lý và danh sách kết nạp đảng viên.

c) Thẩm tra, xác minh đối với cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên có vấn đề về chính trị theo quy định.

d) Thẩm định hồ sơ xoá tên trong danh sách đảng viên và cho ra khỏi đảng.

đ) Tham gia thẩm định đề án, văn bản về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức của hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân, các phòng, ban, ngành của huyện.

2.4- Phối hợp :

a) Các ban đảng, cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc huyện uỷ trong công tác xây dựng Đảng về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ.

b) Phòng Nội vụ và các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện, cụ thể hoá các quyết định, quy định của cấp trên về lĩnh vực tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, bảo vệ chính trị nội bộ theo phân công, phân cấp.

c) Các ban đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội cấp huyện hướng dẫn xây dựng và kiểm tra, giám sát thực hiện chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các cấp uỷ trực thuộc, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội cấp xã.

2.5- Thực hiện một số nhiệm vụ do ban thường vụ, thường trực huyện uỷ giao :

a) Cụ thể hoá và triển khai các văn bản của cấp trên, của huyện uỷ và ban thường vụ huyện uỷ về công tác tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ. Thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức thuộc diện huyện uỷ, ban thường vụ huyện uỷ quản lý; cán bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thể chính trị – xã hội huyện. Phối hợp với ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ huyện thực hiện việc bảo vệ chăm sóc sức khoẻ đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định.

b) Tham mưu, giải quyết các vấn đề về đảng tịch. Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức diện ban thường vụ, huyện uỷ quản lý; quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên có vấn đề về chính trị theo quy định.

c) Được cử cán bộ, công chức dự các phiên họp bàn về công tác xây dựng Đảng thuộc lĩnh vực tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ của các ban đảng, cấp uỷ trực thuộc, các cơ quan có liên quan.

d) Thực hiện công tác thống kê cơ bản về công tác xây dựng chi bộ, đảng bộ; về công tác tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức thuộc khối đảng và đoàn thể của huyện.

đ) Là cơ quan thường trực về công tác thi đua, khen thưởng của huyện uỷ.

e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban thường vụ, thường trực huyện uỷ giao.

3- Tổ chức bộ máy

3.1- Lãnh đạo : Gồm trưởng ban, không quá 3 phó trưởng ban (có 1 phó trưởng ban kiêm nhiệm là trưởng phòng nội vụ huyện).

3.2- Biên chế : Có từ 6 – 8 người.

Điều 5. Cơ quan uỷ ban kiểm tra huyện uỷ

1- Chức năng

1.1- Là cơ quan tham mưu giúp huyện uỷ, uỷ ban kiểm tra huyện uỷ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng trong đảng bộ huyện theo quy định của Điều lệ Đảng; thực hiện các nhiệm vụ do huyện uỷ, ban thường vụ huyện uỷ giao.

1.2- Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng của huyện uỷ.

2- Nhiệm vụ

2.1- Nghiên cứu, đề xuất :

a) Chuẩn bị chương trình, kế hoạch, nội dung kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, đề án trình huyện uỷ, ban thường vụ huyện uỷ, uỷ ban kiểm tra huyện uỷ xem xét, quyết định theo thẩm quyền; các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của huyện uỷ, ban thường vụ huyện uỷ về công tác kiểm tra, giám sát của huyện uỷ.

b) Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của uỷ ban kiểm tra được quy định tại Điều 32, Điều lệ Đảng, Quy chế làm việc của uỷ ban kiểm tra huyện uỷ và nhiệm vụ do huyện uỷ, ban thường vụ giao; tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác hằng năm do uỷ ban kiểm tra huyện uỷ quyết định.

c) Phối hợp với các ban đảng, giúp huyện uỷ, ban thường vụ, thường trực huyện uỷ xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch kiểm tra, giát sát tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng (theo Điều 30, Điều lệ Đảng) và giúp huyện uỷ, ban thường vụ lập đoàn hoặc tổ giải quyết tố cáo, khiếu nại, kỷ luật đảng và xem xét, xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm theo thẩm quyền; tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch này.

d) Đề xuất ý kiến đóng góp vào sự lãnh đạo, chỉ đạo chung của huyện uỷ, ban thường vụ đối với công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng trong đảng bộ huyện; tham gia ý kiến các trường hợp do cơ quan chức năng đề nghị khen thưởng.

đ) Sơ kết, tổng kết về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng trong đảng bộ huyện.

2.2- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát :

Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các cấp uỷ, tổ chức đảng, đảng viên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng trong đảng bộ huyện; chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và các vấn đề liên quan khác cho uỷ ban kiểm tra, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên.

2.3- Thẩm định, thẩm tra :

 Đề án, văn bản của các cơ quan đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội về những nội dung liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng trong đảng bộ huyện trước khi trình ban thường vụ, huyện uỷ.

2.4- Phối hợp :

a) Ban tổ chức, văn phòng huyện uỷ và các cơ quan có liên quan theo dõi, giám sát việc thực hiện quy chế làm việc của huyện uỷ.

Ban tổ chức huyện uỷ trong công tác cán bộ, công chức theo phân cấp quản lý.

Các cơ quan thuộc khối nội chính thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng.

b) Các cơ quan có liên quan đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng cho cấp uỷ viên và cán bộ, công chức kiểm tra của cấp uỷ huyện và cấp uỷ trực thuộc huyện uỷ.

2.5- Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan uỷ ban kiểm tra và một số nhiệm vụ khác do ban thường vụ, thường trực huyện uỷ giao :

a) Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác tháng, quý, 6 tháng, 1 năm; sơ kết, tổng kết công tác của cơ quan uỷ ban kiểm tra huyện uỷ.

b) Xây dựng tổ chức, cán bộ, công chức và thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức cơ quan uỷ ban kiểm tra huyện uỷ.

c) Kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ, công chức cơ quan uỷ ban kiểm tra huyện uỷ và uỷ ban kiểm tra cấp uỷ trực thuộc huyện uỷ khi cần thiết.

d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban thường vụ, thường trực huyện uỷ giao.

3- Tổ chức bộ máy

3.1- Lãnh đạo : Gồm chủ nhiệm và không quá 2 phó chủ nhiệm chuyên trách uỷ ban kiểm tra.

Chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra là thủ trưởng cơ quan uỷ ban kiểm tra, các phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra là phó thủ trưởng cơ quan uỷ ban kiểm tra.

3.2- Biên chế : Có từ 5 đến 7 người (kể cả uỷ viên uỷ ban kiểm tra chuyên trách).

Điều 6. Ban Tuyên giáo huyện uỷ

1- Chức năng

1.1- Là cơ quan tham mưu của huyện uỷ mà trực tiếp và thường xuyên là ban thường vụ và thường trực huyện uỷ về công tác xây dựng Đảng thuộc các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, tuyên truyền, lý luận chính trị, báo chí, xuất bản, văn hoá, văn nghệ, khoa giáo, biên soạn lịch sử đảng bộ địa phương.

1.2- Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tuyên giáo của huyện uỷ.

2- Nhiệm vụ

2.1- Nghiên cứu, đề xuất :

a) Nghiên cứu, theo dõi, tổng hợp tình hình tư tưởng trong cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên và nhân dân, những diễn biến trên lĩnh vực tư tưởng – văn hoá ở địa bàn huyện; dự báo những diễn biến, xu hướng tư tưởng có thể xảy ra, kịp thời báo cáo, tham mưu với huyện uỷ, ban thường vụ về phương hướng, nhiệm vụ, nội dung, biện pháp giải quyết.

b) Chuẩn bị hoặc tham gia chuẩn bị nghị quyết đại hội; chuẩn bị xây dựng các đề án, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế của huyện uỷ, ban thường vụ về công tác tuyên giáo.

c) Sơ kết, tổng kết về công tác tuyên giáo.

2.2- Tuyên truyền, giáo dục và hướng dẫn, kiểm tra, giám sát :

a) Tổ chức nghiên cứu, học tập, tuyên truyền, quán triệt, hướng dẫn triển khai thực hiện các văn bản của Đảng. Kiểm tra, giám sát các cấp uỷ, tổ chức đảng, các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội huyện trong việc thực hiện các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế của cấp uỷ cấp trên và của huyện uỷ trong lĩnh vực tuyên giáo.

b) Bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ công tác tuyên giáo cho cấp uỷ, cán bộ tuyên giáo cấp dưới. Hướng dẫn cấp uỷ xã, phường, thị trấn, tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc huyện sưu tầm, biên soạn lịch sử đảng bộ.

c) Hướng dẫn, thẩm định, kiểm tra tuyên truyền các ngày lễ lớn, các phong trào thi đua yêu nước, truyền thống cách mạng của Đảng, dân tộc, địa phương.

2.3- Thẩm định, thẩm tra :       

Đề án, văn bản của các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội huyện có liên quan đến lĩnh vực tư tưởng – văn hoá, khoa giáo, lịch sử đảng bộ huyện, cơ quan, đơn vị thuộc huyện trước khi trình thường trực huyện uỷ, ban thường vụ, huyện uỷ.

2.4- Phối hợp :

a) Các cơ quan chức năng tham gia xây dựng Đảng về công tác chính trị – tư tưởng, về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tuyên giáo đối với các chi bộ, đảng bộ cơ sở trực thuộc huyện uỷ.

Tham gia ý kiến về công tác cán bộ, công chức đối với đội ngũ cán bộ, công chức trong khối theo phân cấp quản lý.

b) Ban tổ chức huyện uỷ và Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện xây dựng kế hoạch nội dung đào tạo, bồi dưỡng chính trị – hành chính, nghiệp vụ công tác đảng, mặt trận và các đoàn thể cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị ở cơ sở.

2.5- Thực hiện một số nhiệm vụ do ban thường vụ, thường trực huyện uỷ giao :

a) Tổ chức mạng lưới và chỉ đạo nội dung hoạt động đối với báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên từ huyện đến cơ sở. Tổ chức thông tin thời sự, tuyên truyền chủ trương, chính sách theo kế hoạch, chương trình của cấp uỷ cấp trên và của huyện uỷ; tổ chức sưu tầm, quản lý tư liệu và biên soạn lịch sử đảng bộ.

b) Chủ trì, chỉ đạo định hướng, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát về chính trị, tư tưởng trong hoạt động của các cơ quan văn hoá, cơ quan thông tin đại chúng ở địa phương, đảm bảo hoạt động theo đúng đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

c) Chỉ đạo chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng đối với Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện.

d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban thường vụ, thường trực huyện uỷ giao.

3- Tổ chức bộ máy

3.1- Lãnh đạo : Gồm trưởng ban, không quá 2 phó trưởng ban.

3.2- Biên chế : Có từ 4 đến 6 người.    

Điều 7. Ban Dân vận huyện uỷ

1- Chức năng

Là cơ quan tham mưu của huyện uỷ, trực tiếp và thường xuyên là ban thường vụ, thường trực huyện uỷ về công tác dân vận (bao gồm cả công tác dân tộc, tôn giáo) của huyện uỷ.

2- Nhiệm vụ

2.1- Nghiên cứu, đề xuất :

a) Những chủ trương, giảp pháp về công tác dân vận của huyện uỷ. Chuẩn bị hoặc tham gia chuẩn bị nghị quyết đại hội, các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, chương trình, kế hoạch, kết luận của huyện uỷ, ban thường vụ huyện uỷ về công tác dân vận.

b) Chủ trì, phối hợp tham mưu triển khai thực hiện các văn bản của cấp uỷ cấp trên, pháp luật và chính sách của Nhà nước về công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, tổng hợp tình hình nhân dân (tình hình dân tộc, tôn giáo, các giai tầng xã hội, các vấn đề bức xúc trong nhân dân) để báo cáo và tham mưu cho huyện uỷ, ban thường vụ huyện uỷ.

d) Sơ kết, tổng kết về công tác dân vận.

2.2- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát :

a) Việc thực hiện các chủ trương, chính sách, nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế của cấp uỷ cấp trên và của huyện uỷ về công tác dân vận.

b) Hướng dẫn, phối hợp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác dân vận cho cấp uỷ và đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác dân vận của các cấp trong đảng bộ huyện.

2.3- Thẩm định, thẩm tra :

a) Các đề án, văn bản về công tác dân vận trước khi trình ban thường vụ, huyện uỷ.

b) Tham gia thẩm định các đề án, dự án, văn bản có liên quan đến công tác dân vận; các đề án, dự án liên quan đến quyền làm chủ của nhân dân và công tác dân vận của hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân huyện.

2.4- Phối hợp :

a) Chủ trì phối hợp với các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội huyện và các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện các chương trình phối hợp; công tác nghiên cứu, kiểm tra, đào tạo, bồi dưỡng, thông tin… về công tác dân vận.

b) Các ban đảng, cơ quan, tổ chức liên quan theo dõi, nắm tình hình tư tưởng, nguyện vọng của nhân dân và phong trào quần chúng, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của ban thường vụ, huyện uỷ.

c) Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội và hội quần chúng huyện tham gia công tác xây dựng Đảng; xây dựng chính quyền; xây dựng Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội và hội quần chúng.

d) Các cơ quan chức năng đẩy mạnh việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác dân vận đối với các chi bộ, đảng bộ cơ sở trực thuộc huyện uỷ.

2.5- Thực hiện một số nhiệm vụ do ban thường vụ, thường trực huyện uỷ giao :

a) Tham gia ý kiến về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, khen thưởng, miễn nhiệm, kỷ luật đối với đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận theo phân cấp quản lý.

b) Nắm tình hình và chỉ đạo hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội, hội quần chúng ở địa phương.

c) Là cơ quan thường trực ban chỉ đạo về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban thường vụ, thường trực huyện uỷ giao.

3- Tổ chức bộ máy

3.1- Lãnh đạo : Gồm trưởng ban, không quá 2 phó trưởng ban.

3.2- Biên chế : Có từ 4 đến 5 người.

Điều 8. Về tiêu chuẩn, chức danh và cơ cấu lao động

1- Về tiêu chuẩn, chức danh lao động

Việc xác định tiêu chuẩn, chức danh, vị trí việc làm và cơ cấu cán bộ, công chức trong mỗi cơ quan do các cơ quan tham mưu, giúp việc huyện uỷ xây dựng, ban tổ chức huyện uỷ thẩm định trình ban thường vụ huyện uỷ xem xét, quyết định.

2- Về cơ cấu lao động

1.1- Đối với văn phòng huyện uỷ, bảo đảm cơ cấu hợp lý giữa số cán bộ, công chức làm công tác nghiên cứu, tham mưu tổng hợp và công chức làm công tác hành chính, phục vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của văn phòng huyện uỷ. Trong đó phải có tối thiểu là 50% biên chế làm công tác nghiên cứu, tham mưu tổng hợp.

1.2- Đối với các ban đảng, cơ quan uỷ ban kiểm tra của huyện uỷ, bảo đảm cơ cấu hợp lý giữa số cán bộ, công chức làm công tác nghiên cứu, tham mưu và công chức tác nghiệp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan tham mưu, giúp việc huyện uỷ. Trong đó phải có tối thiểu là 80% biên chế làm công tác nghiên cứu, tham mưu.

NGHIÊN CỨU ĐIỀU LỆ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM; QUY ĐỊNH SỐ 29-QĐ/TW, NGÀY 25-7-2016 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG QUY ĐỊNH THI HÀNH ĐIỀU LỆ ĐẢNG; HƯỚNG DẪN SỐ 01-HD/TW, NGÀY 20-9-2016 CỦA BAN BÍ THƯ HƯỚNG DẪN MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỤ THỂ THI HÀNH ĐIỀU LỆ ĐẢNG.

III. NGHIÊN CỨU CHỈ THỊ SỐ 28-CT/TW, NGÀY 21/01/2019 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN VÀ RÀ SOÁT, SÀNG LỌC, ĐƯA NHỮNG ĐẢNG VIÊN KHÔNG CÒN ĐỦ TƯ CÁCH RA KHỎI ĐẢNG.

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ CHỨC TRÁCH, NHIỆM VỤ VÀ TIÊU CHUẨN NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN NGẠCH CHUYÊN VIÊN (Theo Thông tư số 11/2014/TT-BNV, ngày 09/10/2014 và Thông tư số 05/2017/TT-BNV, ngày 15/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2014/TT-BNV, ngày 09/10/2014 và Thông tư số 13/2010/TT-BNV, ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn, bổ nhiệm ngạch và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và việc tổ chức thi nâng ngạch công chức).

Xem thêm : 

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 1 : Khái quát chung

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 1 : Cơ cấu tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị nước ta hiện nay

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 1 : Thành tựu, hạn chế trong đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thời gian qua 

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 1 : Quan điểm, mục tiêu và giải pháp tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 2 : Nhận thức chung về nền hành chính

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 2 : Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính nhà nước

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 2 : Cải cách nền hành chính nhà nước

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 2 : Một số nội dung về đẩy mạnh cải cách hành chính trên địa bàn  giai đoạn 2016-2020 theo tinh thần nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 27-4-2016

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- 180 câu trắc nghiệm

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 3 : Cán bộ, công chức và phân định cán bộ với công chức, viên chức.

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 3: Công vụ và trách nhiệm của cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 3: Nghĩa vụ và quyền của cán bộ, công chức.

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 3: Mục tiêu, nguyên tắc và các nội dung cơ bản của quản lý cán bộ, công chức

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 3: Những tồn tại, hạn chế và định hướng hoàn thiện trong thời gian tới

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 1. Một số vấn đề về đảng cầm quyền.

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 1 : Nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng cầm quyền

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 1 : Một số vấn đề cơ bản về đảng cộng sản việt nam

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành kỳ thi công chức kì thi 2020 – Chuyên đề 1 : Tình hình công tác xây dựng đảng nhiệm kỳ 2010 2015

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 1 : Một số nội dung về nghị quyết trung ương 4 khóa xi về “một số vấn đề cấp bách về xây dựng đảng hiện nay”

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 2 : Những quy định chung.

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 2 :Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 2 : Mối quan hệ công tác

Like share và ủng hộ chúng mình nhé: