Cách ghi phiếu đăng ký dự tuyển viên chức 2021 nói chung

Cách ghi phiếu đăng ký dự tuyển viên chức 2021,Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển viên chức 2021,Hướng dẫn viết phiếu đăng ký dự tuyển viên chức 2021

Một số mẫu phiếu đăng ký dự tuyển viên chức:

Mẫu số 2:
Loader
Loading...
EAD Logo Taking too long?

Reload
Reload document
| Open Open in new tab

Download [440.11 KB]

 

Hướng dẫn viết phiếu đăng ký dự tuyển viên chức 2021

 

– Mục Ngạch đăng ký thi tuyển (xét tuyển): ghi đúng ngạch đăng ký dự tuyển;

– Mục Đơn vị thi tuyển (xét tuyển): ghi đúng tên cơ quan, tổ chức, đơn vị có thông báo chỉ tiêu tuyển dụng;

– Mục Mã hồ sơ: nơi thu hồ sơ ghi, thí sinh không ghi mục này.

– Mục THÔNG TIN CÁ NHÂN

+ Mục 1: thí sinh ghi rõ họ tên chữ in hoa.

+ Mục 2: dân tộc ghi theo đúng trên giấy khai sinh.

+ Mục 3: chỉ chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu do thí sinh đã kê khai mới được sử dụng để đối chiếu với thẻ dự thi khi thí sinh tham gia thi tuyển, xét tuyển.

+ Mục 4: ghi rõ số điện thoại liên hệ và email (nếu có) của thí sinh.

+ Mục 5: thí sinh phải ghi rõ họ tên người liên hệ, số điện thoại và địa chỉ: xóm (số nhà), thôn (đường phố, ngõ ngách), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố).

+ Mục 6: thí sinh phải ghi đúng hộ khẩu thường trú được ghi trên sổ hộ khẩu.

+ Mục 7: thí sinh phải ghi rõ địa chỉ hiện nay đang cư trú.

 

– Mục THÔNG TIN ĐÀO TẠO: Thí sinh dự tuyển phải ghi đúng những thông tin ghi trên văn bằng, chứng chỉ vào bảng “Thông tin đào tạo” tại mục này, những trường hợp ghi sai thông tin trên văn bằng, chứng chỉ thì kết quả tuyển dụng công chức sẽ bị hủy bỏ. Thí sinh ghi văn bằng trước, chứng chỉ sau.

+ Cột (3) Trình độ văn bằng/chứng chỉ: Thí sinh ghi trình độ đào tạo như sau: TSKH, TS, Ths, Cử nhân, Kỹ sư…../Chứng chỉ tin học đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, Chứng chỉ tin học văn phòng……; Chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chứng chỉ Anh B… .

+ Cột (4) Số hiệu văn bằng, chứng chỉ: Ghi cụ thể số hiệu bằng được ghi trên bằng tốt nghiệp, số hiệu chứng chỉ được ghi trên chứng chỉ.

+ Cột (5) Chuyên ngành đào tạo và cột (6) ngành đào tạo: Thí sinh ghi theo chuyên ngành và ngành đào tạo theo bảng điểm. Trường hợp bảng điểm không ghi chuyên ngành mà chỉ ghi ngành thì thí sinh chỉ ghi ngành vào cột (6).

+ Cột (7) Hình thức đào tạo: Thí sinh ghi chính quy, tại chức, chuyên tu, bồi dưỡng …

+ Cột (8) Xếp loại bằng/chứng chỉ: Thí sinh ghi: Giỏi, Khá, Trung bình… Trường hợp thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ TOEFL, IELTS và TOEIC, thí sinh phải ghi rõ cả số điểm của chứng chỉ, ví dụ  TOEFL 500; IELTS 5.5; TOEIC 500.

Thí sinh tham gia dự thi tuyển phải điền thông tin vào cột (9) và cột (10) nếu thuộc đối tượng miễn tin học, ngoại ngữ như sau:

+ Cột (9) Đối tượng miễn môn tin học: Những thí sinh được miễn môn tin học văn phòng, tích dấu x vào cột (9) tương ứng với văn bằng tin học được miễn. Thí sinh được miễn môn tin học khi trong trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên một trong đúng 04 chuyên ngành: công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, tin học, toán tin.

+ Cột (10) Đối tượng miễn môn ngoại ngữ: Những thí sinh được miễn môn ngoại ngữ tích dấu x vào cột (10) tương ứng với văn bằng ngoại ngữ được miễn. Thí sinh được miễn môn ngoại ngữ khi có một trong các điều kiện sau:

* Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học về ngoại ngữ;

* Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học tại cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam.

– Mục ĐĂNG KÝ DỰ THI MÔN NGOẠI NGỮ (đối với thí sinh tham dự thi tuyển): Thí sinh lựa chọn và ghi rõ đăng ký thi một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức. Thí sinh được miễn thi môn ngoại ngữ không phải điền thông tin ở mục này.

– Mục ĐỐI TƯỢNG ƯU TIÊN: Ghi đúng đối tượng ưu tiên, ngày cấp Giấy chứng nhận ưu tiên theo quy định tại Điều 5, Nghị định số 24/2010/NĐ – CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, cụ thể:

  1. a) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh: được cộng 30 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển;
  2. b) Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19 tháng 8 năm 1945 trở về trước), con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: được cộng 20 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển;
  3. c) Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ: được cộng 10 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển.

Đối với các trường hợp ưu tiên là con của liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19/8/1945 trở về trước), con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học thì thẻ thương binh, bệnh binh, giấy chứng nhận của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, giấy chứng nhận hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa, bằng tổ quốc ghi công đối với liệt sĩ của cha hoặc mẹ của thí sinh dự tuyển do cơ quan có thẩm quyền cấp phải trước thời điểm hết hạn nhận phiếu đăng ký dự thi (xét) tuyển. Nếu thời điểm cấp những tài liệu ưu tiên nêu trên do cơ quan có thẩm quyền cấp sau thời điểm hết thời hạn nhận Phiếu đăng ký dự tuyển thì không được cộng điểm ưu tiên theo quy định.

Sau khi kê khai xong, người đăng ký dự tuyển phải ký xác nhận, ghi rõ họ tên và ký trên từng trang của phiếu đăng ký dự tuyển.

Like share và ủng hộ chúng mình nhé: