Phân tích ý nghĩa tiếng sáo trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ
Dàn ý chi tiết cảm nhận ý nghĩa tiếng sáo trong Vợ chồng A Phủ
Mở bài cảm nhận ý nghĩa tiếng sáo trong Vợ chồng A Phủ
Giới thiệu sơ nét về tác giả cùng tác phẩm.
Khái quát ý nghĩa và tư tưởng của “Vợ chồng A Phủ”.
Dẫn dắt đến hình tượng tiếng sáo cùng ý nghĩa của nó trong tác phẩm.
Thân bài cảm nhận ý nghĩa tiếng sáo trong Vợ chồng A Phủ
1. Tiếng sao là chi tiết nghệ thuật xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm.
Ngoài đầu núi lấp ló đã có nghe tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi.
Tai Mị đã văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng.
Tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lơ lửng, thấp thoáng bay ngoài đường.
Mị vẫn luôn nghe thấy tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi,..
2. Tiếng sáo giúp nhân vật Mị hồi sinh tâm hồn héo úa
Tiếng sáo chính là biểu tượng cho tiếng gọi cuộc sống, tình yêu.
3. Tiếng sáo đã lay động và khơi gợi lòng yêu đời, yêu cuộc sống tự do trong Mị
4. Tiếng sáo thôi thúc Mị hành động thoát khỏi kiếp sống nô lệ.
Tiếng sáo có quan hệ mật thiết với quá trình diễn biến tâm lí của nhân vật Mị.
Tiếng sáo ấy cũng chính là động lực thúc đẩy Mị đi đến hành động chuẩn bị đi chơi xuân.
5. Tiếng sáo thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm: Sức sống con người cho dù bị giẫm đạp hay trói buộc nhưng vẫn luôn âm ỉ chờ cơ hội bùng lên mạnh mẽ.
Kết bài cảm nhận ý nghĩa tiếng sáo trong Vợ chồng A Phủ
Khái quát và khẳng định giá trị cùng ý nghĩa tiếng sáo trong Vợ chồng A Phủ.
Bày tỏ suy nghĩ của bản thân về hình tượng tiếng sáo, về giá trị nhân đạo ẩn chứa trong chi tiết nghệ thuật tiếng sáo trong tác phẩm.
Phân tích ý nghĩa tiếng sáo trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ
Lép Tôn- Xtôi đã từng nói rằng: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn” chi tiết nghệ thuật là những mắt xích rất nhỏ trong tác phẩm nhưng có tác động lớn đến diễn biến tâm lí, số phận nhân vật thúc đẩy cốt truyện phát triển. Nhà văn Tô Hoài với biệt tài xây dựng chi tiết nghệ thuật âm thanh tiếng sáo đã tạo nên điểm nhấn, dấu ấn khó quên của tác phẩm.
Thân bài văn mẫu phân tích ý nghĩa chi tiết tiếng sáo trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài là nhà văn đầu tiên khai thác đề tài miền núi Tây Bắc, Truyện Vợ chồng A Phủ được viết nhân chuyến đi lên Tây Bắc năm 1952, in trong tập truyện Tây Bắc năm 1953, tác phẩm đạt giải nhất hội văn học Việt Nam 1954-1955. Đã diễn tả thành công diễn biến tâm lí nhân vật Mị. Tác giả đã xây dựng chi tiết âm thanh tiếng sáo láy đi láy lại nhiều lần để miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật Mị.
Mị là một cô gái dân tộc Mèo, xinh đẹp, chăm chỉ, hiếu thảo với cha mẹ. Nhưng khi trở thành con dâu gạt nợ của nhà thống lý Pá Tra, Mị từ một cô gái trẻ trung xinh đẹp, yêu đời ham sống trở thành một người đàn bà câm lặng, chai sạn, tê liệt tất cả ý thức phản kháng. Mị không còn ý thức được không gian, thời gian, sống kiếp đời “lùi lủi như con rùa nuôi trong xó cửa” nhưng mùa xuân đến với không khí náo nức, men rượu và âm thanh tiếng sáo đã làm hồi sinh khát vọng sống trong Mị đặc biệt âm thanh tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân.
Tiếng sáo được nhắc đến nhiều lần và giúp đánh thức tâm hồn
Cảm nhận ý nghĩa tiếng sáo trong Vợ chồng A Phủ sẽ thấy đây vốn là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc và xuất hiện trở đi trở lại trong tác phẩm nhiều lần. Đây vốn là âm thanh quen thuộc của núi rừng Tây Bắc, là biểu tượng của tuổi xuân, của sức trẻ và chính là linh hồn đời sống tinh thần của con người nơi đây.
Cảm nhận ý nghĩa tiếng sáo trong Vợ chồng A Phủ sẽ thấy đây vốn là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc và xuất hiện trở đi trở lại trong tác phẩm nhiều lần. Đây vốn là âm thanh quen thuộc của núi rừng Tây Bắc, là biểu tượng của tuổi xuân, của sức trẻ và chính là linh hồn đời sống tinh thần của con người nơi đây.
Tiếng sáo là chi tiết xuất hiện nhiều lần,trở đi trở lại với các mức độ và sắc thái khác nhau. Lúc đầu là tiếng sáo lấp ló ngoài đầu núi, tiếp đến nó văng vẳng ở đầu làng, “lửng lơ bay ngoài đường”. Và rồi giữa Mị và tiếng sáo không còn khoảng cách. Âm thanh ấy len lỏi vào trong tâm trí của Mị . Không chỉ có tiếng sáo hiện tại cô nghe, mà Mị còn nhớ lại cả tiếng sáo trong quá khứ, về khoảng thời gian tươi đẹp, kiêu hãnh của mình. Tiếng sáo đêm hò hẹn đã đánh thức quá khứ tươi đẹp đã từng bị lãng quên trong Mị, “ngoài đồi núi lấp ló đã có ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại thiết tha bổi hổi”. Người đàn bà vốn câm lặng không nói suốt bao năm tháng giờ ngồi nhẩm thầm lời bài hát của người đang thổi ” anh ném pao, em không bắt, em không yêu, quả pao rơi rồi”. Tiếng sáo biểu hiện cho vẻ đẹp của phong tục, nét đẹp văn hóa người dân miền núi cao. Là biểu tượng cho tiếng gọi cuộc sống, tình yêu. Nó đã lay gọi, khơi gợi lòng yêu đời, yêu cuộc sống tự do trong Mị.
Tiếng sáo đánh thức trong Mị quá khứ của tuổi thanh xuân tươi đẹp, đó là những ngày tháng Mị sống cuộc đời tự do, vào mùa xuân uống rượu bên bếp rồi thổi sáo, tài thổi sáo của Mị khiến bao người mê. Trong khoảnh khắc ấy cõi lòng mị băng qua mọi khoảng cách không gian, thời gian để trở về sống trọn vẹn với tuổi trẻ tươi đẹp. Chính kí ức ấy là minh chứng cho thấy khát khao về tình yêu, về hạnh phúc vẫn luôn được ấp ủ, gìn giữ trong sâu thẳm tâm hồn Mị; bao đau khổ đọa đày của kiếp đời nô lệ không thể chôn vùi được trong khát vọng sống ấy. Mị ý thức được sự tồn tại của bản thân “Mị còn trẻ, Mị vẫn còn trẻ, Mị muốn đi chơi “, “tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường” soi tỏ thực tại thê thảm của Mị. Lúc này bản thân Mị bị ràng buộc bởi người cầm quyền, thần quyền của nhà thống lý nhưng rồi từ bên ngoài ngoại cảnh tiếng sáo đi thẳng vào cõi lòng “rập rờn trong đầu Mị ” như một tiếng gọi tha thiết của sự sống, của hạnh phúc, của tự do thôi thúc Mị hành động để sửa soạn đi chơi. Tiếng sáo là chất xúc tác gợi sức sống tiềm tàng của Mị “Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi”, “Mị vùng bước đi”.
Tuy nhiên, một cô gái mê tiếng sáo, yêu đời như Mị không thể lùi sâu vào mãi góc chết. Tiếng sáo mùa xuân, tiếng sáo gọi bạn tình vẫn “lửng lơ bay ngoài đường “, và trong đầu Mỵ vẫn “rập rờn tiếng sáo” thì làm sao Mị có thể hững hờ, làm sao Mị có thể ăn lá ngón? Thay vào đó, cô “lấy hủ rượu, uống ực ực từng bát” Mị dằn lòng xuống, cái đắng cay bị kìm xuống thì cái nồng nàn của hơi men và cái đắm say của “tiếng sáo gọi bạn yêu” càng thôi thúc Mị đứng dậy xắn thêm mỡ bỏ vào đĩa đèn cho sáng” như để tự thắp sáng đời mình. Hành động này lại tạo ra niềm tin để có hành động tiếp theo mạnh mẽ hơn: Mị quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa vắt trên vách, sửa soạn đi chơi, bất chấp sự có mặt của A Sử dù hắn là hiện thân trực tiếp và thường trực của cái ác, là người đã làm tan nát tất cả hạnh phúc, sự sống của đời cô. Mị hoàn toàn không hề đếm xỉa đến hiện thực nữa. Lòng mải mê đi theo tiếng sáo, tay cô làm, chân cô bước như kẻ mộng du. Thậm chí cho đến khi đã bị trói bằng cả một thúng dây đay, bằng cả mái tóc dài của chính Mị, thân xác đau đớn cùng cực, thì tiếng sáo vẫn bám riết tâm hồn Mị. Suốt đêm dài… suốt đêm… Mị chỉ còn nghe tiếng sáo… Khi khát vọng tự do, khát vọng tình yêu đã cháy lên thì hiện thực kia làm sao đủ sức ngăn cản được sự bay bổng của tâm hồn?.Lúc này, tiếng sáo là chi tiết nghệ thuật đặc biệt tố cáo bản chất của giai cấp thống trị thực dân phong kiến miền núi.cự tuyệt quyền sống, quyền làm người của con người.
Chi tiết tiếng sáo đã giúp nhà văn Tô Hoài khám phá ra vẻ đẹp tâm hồn Mị, khẳng định được sức sống bất diệt của con người cho dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Có thể xem tiếng sáo là chi tiết nghệ thuật đẹp, giàu sức gợi, ám ảnh người đọc. Nhân vật Mị trong hoàn cảnh này làm ta liên tưởng đến quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao. Những nhà văn lớn vẫn thường là những nhà nhân đạo chủ nghĩa. Cả Nam Cao và Tô Hoài đều là những nhà văn như thế.
Bài viết khác cùng mục: