Lý thuyết – bài tập góc và số đo góc lớp 6

Đây là bài viết số [part not set] trong 31 bài viết của loạt series Toán 6

Phiếu bài tập góc và số đo góc lớp 6. Phiếu bài tập dưới dạng điền sẵn giúp học sinh không bị nhàm chán khi làm bài.

Góc và số đo góc

Khái niệm

Góc được tạo bởi hai tia chung gốc. Trong đó: 
  • Gốc chung là đỉnh của góc.
  • Hai cạnh của góc được tạo bởi hai tia.
Ví dụ minh họa:
 
Hình 1 là góc AOB trong. Góc AOB được tạo nên bởi hai tia OA và OB. Hai tia cung gốc O.
Hình 1
Hình 1
 
Lưu ý: Góc có hai tia đối nhau gọi là góc bẹt.
 

Điểm nằm trong góc

Trong hình 2 ta có: góc xOy. Điểm M là điểm nằm giữa góc xOy.
 
M nằm giữa góc xOy khi OM nằm trong góc xOy hay OM nằm giữa Ox và Oy.
 
Hình 2
Hình 2
 
Số đo góc

Cách đo góc

Dụng cụ: thước đo góc
 
Cách đo:
 
Bước 1: Đặt tâm thước đo góc trùng với gốc của góc. Một cạnh của góc trùng với đường 0 độ của thước đo góc.
 
Bước 2: Quan sát xem cạnh thứ 2 của góc trùng với cạnh số đo nào của thước đo độ.
 
Ví dụ: Đo độ dài góc xOy.
 
Ta đặt tâm của thước đo độ trùng với điểm O, Oy trùng với điểm 0 độ trên thước như hình 3. Quan sát ta thấy tia Ox trùng với 142 trên thước đo. Như vậy, số đo của góc xOy là 142 độ.
 

So sánh hai góc

  • Hai góc có số đo bằng nhau thì hai góc bằng nhau.
  • Góc a lớn hơn góc b khi số đo góc a > góc b.
  • Góc a nhỏ hơn góc b khi số đo góc a < góc b.
Lưu ý: Số đo của góc là số dương, luôn lớn hơn 0.
 

Góc tù, góc nhọn, góc vuông

Các loại góc:
 
Góc vuông bằng 90 độ. Hai tia tạo nên góc vuông góc với nhau.
Góc nhọn nhỏ hơn 90 độ.
Góc tù lớn hơn 90 độ.
Góc bẹt bằng 180 độ.
Các loại góc
Góc và số đo góc
Góc và số đo góc
 

Cách vẽ góc

Ví dụ: Cho tia AB, vẽ góc BAC = m độ ( 0< m < 180)
 
Ta đặt thước đo góc sao cho: tâm thước trùng với điểm A của tia AB. Tia AB đi qua vạch 0 độ.
 
Kẻ tia AC qua tia m độ của thước.
 
Lưu ý: Trên nửa mặt phẳng cho trước có bờ AB ta chỉ vẽ được một tia AC để BAC = m độ.
 

Tia nằm giữa hai tia

Tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz khi:
 
Ox, Oy, Oz đều thuộc một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox.
Góc xOy nhỏ hơn góc xOz.
 
 
Khi nào góc xOy + góc yOZ = góc xOz?
góc xOy + góc yOz = góc xOz khi Oy nằm giữa Ox và Oz
 
Oy nằm giữa Ox và Oz => xOy + yOz = xOz
 
Góc kề nhau, phụ nhau, bù nhau
 
Hai góc kề nhau là hai góc chứa:
  • Một cạnh chung.
  • Hai cạnh nằm trên hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ chung cạnh.
Hai góc phụ nhau có tổng số đo là 90 độ.
 
Hai góc bù nhau có tổng số đo là 180 độ.
 
Lưu ý:
 
Hai góc kề bù là góc vừa kề nhau vừa phụ nhau. Hai góc kề bù có tổng số đo là 180 độ.
Hai góc cùng phụ hoặc cùng bù với một góc thứ 3 thì bằng nhau.
 
Bài viết cùng series:
Like share và ủng hộ chúng mình nhé: