Dàn ý chi tiết cảm nhận đoạn “Hùng vĩ hùng vĩ của sông đà…lật ngửa bụng thuyền ra” .cảm nhận về đoạn trích : hùng vĩ của sông đà không phải chỉ có thác đá…… lật ngửa bụng thuyền ra
Tham khảo 1: Hùng vĩ của sông đà không chỉ có thác đá
*Mở bài:
– Giới thiệu đoạn trích nói về sông Đà hung bạo (Hùng vĩ…lật ngửa bụng thuyền ra)
– Cách cảm nhận và khám phá vẻ đẹp thiên nhiên của nhà văn Nguyễn Tuân: tài hoa, uyên bác, giàu chất thơ
* Thân bài:
- Tác giả, tác phẩm
- Phân tích
* Vẻ đẹp hung bạo của con sông nơi “ cảnh đá bờ dựng vách thành” và ở quãng mặt ghềnh Hát Loóng.
- Cảnh đá bờ sông dựng vách thành:
+ Độ cao: Những vách thành dường như cao đến nỗi mà chỉ khi mặt trời lên đến đỉnh đầu, khi mà ánh nắng chiếu xuống ở cường độ cao nhất mới có thể cảm nhận được ánh sáng.
+ Không chỉ ấn tượng về độ cao ngất ngưởng, nhà văn còn đưa ta đến với cảm giác rợn ngợp trước độ sâu, độ hẹp của con sông này
+ Độ hẹp: Con Sông Đà bóp thắt ta vào trong ấn tượng về cảm giác của độ hẹp.
+ Đưa con người vào những ấn tượng về xúc giác và cảm giác. Bằng hình ảnh so sánh tác giả lôi kéo ta cùng ngồi trên khoang đò qua đoạn vách đá, cùng cảm nhận được những cảm giác rùng rợn, sợ hãi khi phải đối mặt với độ cao, độ hẹp và đặc biệt là cái lạnh đến rợn người của nơi đây.
=> Để khắc họa sâu hơn cho cảm giác rợn ngợp của người đọc, Nguyễn Tuân đưa chúng ta từ không gian miền rừng núi về thành thị bằng những liên tưởng độc đáo. Ấn tượng về độ cao ngất ngưởng, độ sâu hun hút, độ hẹp đến rợn ngợp và độ tối tăm, lạnh lẽo, âm u.
- Quãng mặt ghềnh Hát Loóng.
+ Tác giả dử sụng hai câu văn trong đó có một câu trường cú, được tổ chức thoe lối móc xích, Nhịp văn ngắn, nhanh, dồn dập, sự xuất hiện dày đặc các thanh trắc, các động từ mạnh như “ xô”, “cuồn cuộn”, “gùn ghè”, “tóm” cùng phép điệp câu chữ, tạo ra nhữung hình ảnh tiếp nối luân chuyển thế chỗ lẫn nhau: “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió.”
=> tái hiện sinh động một quần thể những sức mạnh thiên nhiên dữ dội nhất của nước, đá, sóng, gió Sông Đà
=> liên tưởng đến việc Sông Đà liên tục thay hình đổi dạng để đe dọa con người, chặt đứt một mắt xích là điều không hề dễ dàng.
+ Kết cấu ngôn ngữ trong câu văn giàu tạo hình, vẽ lên trước mắt người đọc hình ảnh mặt ghềnh với con sóng dữ “cuồn cuộn” chồm lên nhau theo chiều ngang, hung hãn vút lên cao theo chiều dọc rồi đập xuống, cứ thế, cứ liên tục, không ngừng nghỉ.
+ Dòng sông như một con người qua từ láy “gùn ghè”, chi tiết “đòi nợ xuýt” của dòng nước xiết Sông Đà. “Gùn ghe” gợi tâm tính cáu bẳn, hiếu chiến và ngang ngược. Còn “đòi nợ xuýt” thì thật hung hãm lì lợm, mãnh liệt, không cần biết người ta óc nợ gì mình không. Khủng khiếp hơn là nợ ấy có thể phải trả bằng tính mạng nếu như khinh suất – “Khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.”
*Nghệ thuật và cảm nhận về thiên nhiên:
- Coi Sông Đà như một sinh thể sống có tâm hồn, có tính cách => con sông Đà hung bạo.
- Vận dụng tất cả các giác quan, vốn liếng tri thức.
- Vận dụng nhiều vốn liếng về từ ngữ, câu văn.
- Đặc biệt ấn tượng với những hình ảnh độc đáo, những cảnh gây tác động mạnh vào giác quan con người.
*Kết bài:
- Khái quát vấn đề nghị luận.
Tham khảo 2:
MB : – Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm ” Người lái đò sông Đà ‘
– Giới thiệu đoạn văn cần phân tích
TB:
1. Sông đà “hung bạo”
– Hướng chảy của sông Đà cho thấy đó là một dòng sông đầy cá tính “Chúng thủy giai đông …”.
– Bờ sông dựng vách thành: lòng sông hẹp, “bờ sông dựng vách thành”, “đúng ngọ mới có mặt trời”, chỗ “vách đá … như một cái yết hầu”
– Ở mặt ghềnh Hát Loóng: “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió” một cách hỗn độn, lúc nào cũng như “đòi nợ suýt” những người lái đó.
– Ở Tà Mường Vát: “có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông”, chúng “thở và kêu như cửa cống cái bị sặc nước”, thuyền qua đoạn hút nước “y như ô tô …mượn cạp ngoài bờ vực”,
– Về nghệ thuật : Qua việc sử dụng những từ ngữ và hình ảnh độc đáo kết hợp với cách so sánh, tưởng tượng độc đáo nhà văn đã làm nổi bật vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của sông Đà. Và với những cái hút nước, sông Đà thực sự là loài hung thú khổng lồ đi đến đâu là gieo giắc tai vạ cho con người đến đấy.
KB : – Khẳng định vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của sông Đà
– Khẳng định tài năng của tác giả Nguyễn Tuân.
* Bài viết tham khảo
Nguyễn Tuân là một người nghệ sĩ tài hoa suốt đời đi tìm cái đẹp. Ưa xê dịch và yêu thích khám phá, Nguyễn Tuân đã tìm đến với sông Đà như tìm về với một nét đẹp của thiên nhiên hoang sơ mà kì vĩ. ” Người lái đò sông Đà” chính là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Tuân. Tác phẩm đã phác lộ vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng của Đà Giang.Tất cả vẻ đẹp hùng vĩ, độc đáo, quyến rũ đến mê hồn của sông Đà đã được Nguyễn Tuân thể hiện rõ nhất trong đoạn văn : ‘ Hùng vĩ của sông đà không phải chỉ có thác đá…… lật ngửa bụng thuỳen ra”
Đã có biết bao dòng sông chảy từ đời sống vào trang thơ trang văn nhưng có lẽ không có dòng sông nào sống động và cuộn trào như sông Đà trong văn Nguyễn Tuân. Không còn là dòng sông vô tri, vô giác, dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, Sông Đà bỗng trở nên có sinh mệnh, có linh hồn, có tâm trạng.
Ngay từ lời đề từ của tác phẩn, Nguyễn Tuân đã đóng đinh vào lòng người đọc ấn tượng về sự ngang ngạnh bướng bỉnh, lạ thường:
Mọi dòng sông đều chảy về hướng Đông
Duy chỉ có sông Đà là ngược dòng chảy theo hướng Bắc
Ngay sau lời đề từ, Nguyễn Tuân đã tỉ mỉ liệt kê tên của 73 con thác độc dữ của sông Đà. Nhưng hùng vĩ của sông Đà không chỉ có thác mà còn ở cảnh đá bờ sông. Cái sừng sững của vách đá, cái lạnh lẽo tối om và thắt hẹp lại của quãng sông hiện lên rõ mồn một trước mắt người đọc bởi hàng loạt hình ảnh, sự kiện, phép so sánh mới lạ của Nguyễn Tuân. Đá hay bờ sông dựng đứng, cao ngút trời , mặt sông chỉ lúc đứng ngọn mới có mặt trời. Quãng sông rất hẹp đến mức con hổ, con nai cũng có thể vọt qua được. Đi giữa vách đá cao vòi vọi, đen đúa giữa mùa hè mà cũng cảm thấy lạnh người và tối om. Như đứng ở hè một cái ngõ ngóng vọng lên một khung cửa sổ trên cái tầng thứ mấy của tòa nhà vừa tắt phụt đèn điện.
Đâu chỉ hung bạo hùng vĩ, Sông Đà còn vô cùng hung bạo, dữ dằn. Ở quãng mặt ghềnh Hát Loóng dài hàng ngàn cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng muốn lấy mạng những người lái đò qua đây. Với những điệp từ, câu văn như dậy sóng, dậy gió. Diện mạo của sông Đà thật gớm ghiếc hung dữ chằng khác nào tên lưu manh, côn đò, giang hồ chuyên nghề đâm, thuê, chém, mướn.
Những cái hút nước sông Đà còn đáng sợ hơn và thực sự trở nên hiểm ác trong trang văn của Nguyễn Tuân. Với tham vọng đem đến cho người đọc cảm giác chân thực, sống động nhất về sự hung dữ của cá thác nước, Nguyễn Tuân đã tung ra một đội quân hùng hậu: văn chương, điện ảnh, thể thao,.. Chỉ riêng trong đoạn văn đã có nhiều so sánh, liên tưởng độc đáo. Người đọc dễ hình dung về cái hút nước khủng khiếp trên sông Đà. Nước xoáy tít đáy, sâu hun hút như cái giếng bê tông thả xuống làm móng cầu. Từ đáy cái hút nước lên đến mặt chênh nhau vài sải tay. Nước thở và kêu như cái cống bị sặc, có lúc ặc ặc nghe như vùa rỏt dầu sôi vào. Thuyền bè vô ý qua đây, không vững tay chèo liền bị lôi tuột xuống, trồng cây cuối ngược, đi ngầm dưới lòng sông,mươi phút sau mới tan tác ở quãng sông dưới. Chưa dừng lại ở đó, Nguyễn Tuân còn muốn người đọc nảy ra ý tưởng điện ảnh táo bạo. Nhà văn nghĩ đến chuyện một anh quay phim ngồi vào thuyền rồi cho cả mình, cả máy quay để thu ảnh, truyền đến cho người đọc cả khối nước săp ụp vào mình. Thiết nghĩ không cần đến sự phiêu lưu mạo hiểm của người quay phim ấy nữa bởi chỉ cần đọc văn Nguyễn Tuân, ta đã cảm thấy như được xem một bộ phim 3D sống động
Không phải đến “Người lái đò sông Đà, lần đầu tiên, dòng sông Đà đi vào văn chương nghệ thuật. Thực ra từ lâu, sông Đà đã trở thành nguồn cảm hứng dạt dào cho cá văn nghệ sĩ. Thế nhưng, chỉ dưới ngòi bút tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân, vẻ đẹp hoang dại mà thơ mộng, bí ẩn mà diễn lệ của con sông Tây Bắc mới thực sự hiện ra, nổi hình, nối sắc, mới trẻ nên có thần, có hồn và lay động người đọc. Khám phá vẻ đẹp sông Đà trong trang văn Nguyễn Tuân, ta mới thêm thấm thía chân lí nghệ thuật: Thế giới không phải được tạo lập một lần mà mỗi một lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện là một lần thế giới lại được tạo lập”
==> Xem thêm Phân tích hình tượng cố nhân Sông Đà
Bài viết khác cùng mục: