Tài liệu ôn thi công chức 2020 – 400 câu hỏi phỏng vấn ôn thi công chức, viên chức giáo viên – P3.
Câu 15. Đổi mới dạy học và Đổi mới phương pháp giảng dạy
Đổi mới dạy học:
Theo qua điểm truyền thống, dạy học được quan niệm là quá trình người thầy truyền thụ kiến thức cho người học. Tuy nhiên ngày nay quan niệm đó đã không còn phù hợp do:
+ Trước đây lượng kiến thức của nhân loại còn ít nên người thầy có thể có lượng kiến thức hợp lý trong lĩnh vực giảng dạy của mình để truyền đạt cho người học. Tuy nhiên lượng kiến thức nhân loại tăng với mức độ chóng mặt nên người thầy không thể nắm bắt hết khối lượng kiến thức quá nhiều. Mặt khác kiến thức thay đổi nhanh chóng nên kiến thức mà người thầy truyền đạt nhanh chóng bị lạc hậu.
+ Với sự thay đổi của khoa học công nghệ nên thông tin đã trở nên sẵn có từ nhiều nguồn khác nhau, người học có thể
Đổi mới phương pháp dạy học:
Có thể nói ngay rằng khái niệm phương pháp dạy học bị chi phối bởi quan niệm dạy và học. Nếu quan niệm dạy học là truyền thụ và thu nhận kiến thức thì phương pháp dạy học là cách thức truyền đạt và thu nhận kiến thức.
Phương pháp giảng dạy có nhiều khái niệm khác nhau nhưng nhìn chung có các dấu hiệu đặc trưng sau đây:
- Nó phản ảnh sự vận động của quá trình nhận thức của học sinh nhằm đạt được mục đích dạy học
- Phản ảnh sự vận động của nội dung và sự chiếm lĩnh nội dung dạy học
- Phản ảnh cách thức trao đổi thông tin trong quá trình dạy học
- Phản ảnh cách thức điều khiển, chỉ đạo, tổ chức hoạt động nhận thức theo một quy trình nhất định
Khi nói đến PPDH thuộc loại sư phạm tích cực hay không tích cực người ta nói đến mức độ cộng tác hay tương tác giữa người học và người dạy.
Theo Jean Vial, hoạt động dạy học chủ yêu quyết định bởi 3 yếu tố tạo thành 3 đỉnh của một tam giác, 3 yếu tố đó là:
Nội dung dạy học (khách thể)
Người dạy (tác nhân)
Người học (chủ thể)
Ba yếu tố này có các cấp độ khác nhau và sự tương tác của chúng ở từng cấp độ sẽ tương ứng với phương pháp dạy học tương ứng. Có thể sơ đồ hóa tam giác dạy học đó như sau:
Tương ứng với N1, G1, H1 sẽ là PP1; Tương ứng với N2, G2, H2 sẽ là PP2; Tương ứng với N3, G3, H3 sẽ là PP3
-
- N1 được ký hiệu khi nội dung dạy học là lặp lại, cứng nhắc; G1 được ký hiệu vai trò áp đảo của giáo viên; H1 được ký hiệu cho việc người học chỉ biết thuộc lòng những điều giáo viên truyền đạt. Tương ứng với 3 yếu tố đó sẽ là PP1 tức là ứng với các phương pháp dạy học thuộc loại phương pháp giáo điều
- N2 được ký hiệu cho nội dung dạy học có tính chất ghi nhớ, tái hiện lại “tầm chương, trích cơ”; G2 được ký hiệu cho mức độ giáo viên chỉ thực hiện chức năng truyền đạt một chiều những điều sách vở; H2 người học luôn trong trạng thái thụ động. Tương ứng với PP2 là phương pháp mà loài người từ thời xa xưa mà ngày nay người ta gọi nó thuộc loại “cổ truyền”
- N3 dạy học với nội dung tái tạo; H3, G3 ký hiệu cho mức độ người giáo viên biết tổ chức quá trình nhận thức cho người học và làm tốtvai trì trọng tài cố vấn của mình; H3 được ký hiệu cho mức độ người học tích cực, chủ động lĩnh hội và có thể tái tạo được nội dung dạy học. PP3 được gọi là phương pháp sư phạm tích cực. PP sư phạm tích cực thỏa mãn 3 yếu tố:
+ Người dạy không chỉ làm tốt chức năng truyền đạt những cái mà người học cần mà còn biết tổ chức quá trình nhận thức cho người học để người học có thể tích cực chủ động chiếm lĩnh nội dung học tập
+ Người học phải có tâm thể tích cực chủ động biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo
+ Nội dung dạy học không chỉ có kiến thức mà bao hàm cả phương pháp nhận thức kiến thức đó
Hiện nay, khi quan niệm về dạy học đã thay đổi theo hướng là quá trình trợ giúp người học chiếm lĩnh nội dung thì phương pháp dạy học gắn liền với qui trình, cách thức tổ chức quá trình nhận thức cho người học, tức là vai trò của người học được nâng cao hơn. Phương pháp giảng dạy cần phải đổi mới theo hướng phương pháp sư phạm tích cực. Các phương pháp dạy học tích cực:
+ Vấn đáp tìm tòi
+ Dạy học đặt và giải quyết vấn đề
+ Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
+ Dạy học theo lý thuyết kiến tạo
+ Dạy học theo cách tổng kết thực tiễn, sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học
+ Một số phương pháp khác: trò chơi, đóng vai, mô phỏng, động não, trao đổi nhóm, bể cá, kim tự tháp, tranh luận, nghiên cứu trường hợp…
Điều 14: Quản lý nhà nước về giáo dục
Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiâu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiâu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cứ, hệ thống văn bằng, chứng chỉ, tập trung quản lý chất lượng giáo dục, thực hiện phân cụng, phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục.
Điều 99: Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục
Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục bao gồm:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục
- Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giỏo dục, ban hành điều lệ nhà trường, ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục khác;
- Quy định mục tiâu, chương trình, nội dung giáo dục, tiâu chuẩn nhà giỏo, tiâu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học, việc biân soạn, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa, giáo trình, quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chi;
- Tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục
- Thực hiện cụng tác thống kê, thĩng tin về tổ chức và hoạt động giáo dục
- Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục
- Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giỏo và cán bộ quản lý giáo dục
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục
- Tổ chức, quản lý cơng tác nghiân cứu, ứng dụng khoa học, cụng nghệ trong lĩnh vực giáo dục
- Tổ chức, quản lý cụng tác hợp tác quốc tế về giáo dục
- Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người cú nhiều cụng lao đối với sự nghiệp giáo dục
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục, giải quyết khiếu nại , tố cáo và xử lý các hành vi vi phạmvề pháp luật.
Điều 100. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục
Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định những chủ trương lớn có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của cơng dân trong phạm vi cả nước, những chủ trương về cải cỏch nội dung chương trình của một cấp học; hằng năm báo cáo Quốc hội về hoạt động giỏo dục và việc thực hiện ngõn sách giáo dục
- Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục
- Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ giáo dục và Đào tạo thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo thẩm quyền
- UBND các cấp thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo sự phân cụng của Chính phủ và cú trách nhiệm đảm bảo các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chớnh, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của cỏc trường cụng lập thuộc phạm vi quản lý, đáp ứng yâu cầu mở rộng quy mơ, nõng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địa phương.
Phần I:
Câu 1: Đồng chí hiểu thỊ nào là cán bộ, công chức? Chế độ công chức dự bị được quy định nh thế nào trong pháp lệnh cán bộ, công chức? So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa công chức và công dân?
Trả lời:
- §/c hiểu thỊ nào là cán bộ, công chức?
Tại chương I, Pháp lệnh công chức quy định nh sau:
Điều 1
- Cán bộ, công chức quy định tại Pháp lệnh này là công dân Việt Nam, trong biên chế, bao gồm;
- a) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện);
- b) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
- c) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
- d) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội;
đ) Thẩm phán Tòa án nhân dân, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân;
- e) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp;
- g) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy; người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);
- h) Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã.
- Cán bộ, công chức quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g và h khoản 1 Điều này được hưởng lương từ ngân sách nhà nước; cán bộ, công chức quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật.”
Điều 2
Cán bộ, công chức là công bộc của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, phải không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, học tập nâng cao trình độ và năng lực công tác để thực hiện tốt nhiệm vụ, công vụ được giao.
Điều 3
Cán bộ, công chức ngoài việc thực hiện các quy định của Pháp lệnh này, còn phải tuân theo các quy định có liên quan của Pháp lệnh chống tham nhũng, Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các văn bản pháp luật khác.
Điều 4
Công tác cán bộ, công chức đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, bảo đảm nguyên tắc tập thể, dân chủ đi đôi với phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Điều 5
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội quy định cụ thể việc áp dụng Pháp lệnh này đối với những người do bầu cử không thuộc đối tượng quy định tại điểm a và điểm g khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này.
- Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng Pháp lệnh này đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và những cán bộ quản lý khác trong các doanh nghiệp nhà nước.”
“Điều 5a.
Chính phủ quy định chức danh, tiêu chuẩn, nghĩa vụ, quyền lợi, những việc không được làm và chế độ, chính sách khác đối với cán bộ, công chức cấp xã quy định tại điểm g và điểm h khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này.”
“Điều 5b.
- 1. Chế độ công chức dự bị được áp dụng trong cơ quan, tổ chức sử dụng cán bộ, công chức quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này. Người được tuyển dụng làm công chức dự bị phải có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật.
- Căn cứ vào các quy định của Pháp lệnh này, Chính phủ quy định chế độ tuyển dụng, sử dụng, nghĩa vụ, quyền lợi, những việc không được làm và chế độ, chính sách khác đối với công chức dự bị.”
- Chế độ công chức dự bị được quy định tại điều 5b, Chương I của Pháp lệnh CBCC năm 2003:
“Điều 5b.
- 1. Chế độ công chức dự bị được áp dụng trong cơ quan, tổ chức sử dụng cán bộ, công chức quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này. Người được tuyển dụng làm công chức dự bị phải có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật.
- Căn cứ vào các quy định của Pháp lệnh này, Chính phủ quy định chế độ tuyển dụng, sử dụng, nghĩa vụ, quyền lợi, những việc không được làm và chế độ, chính sách khác đối với công chức dự bị.”
- Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa CBCC với công dân.
CBCC và công dân có những điểm giống nhau và khác nhau như sau:
- Sự giống nhau:
– CBCC và công dân đều là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có Quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam.
– CBCC và công dân đều phải thực hiện mọi nghĩa vụ và được hưởng quyền lợi của công dân được quy định tại Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam; quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân (theo điều 51, Hiến pháp nước CHXHCNVN);
– Đều được bỡnh đẳng trước pháp luật.
– Có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang hoặc bất cứ cá nhân nào.
– Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
– Có quyền tham gia các hoạt động chính trị xã hội theo quy định của pháp luật, được quyền nghiên cứu khoa học, sáng tác;
– Trung thành với Tổ quốc, tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng.
– Được quyền tham gia bầu cử, ứng cử vào Quốc hội, H§ND theo quy định của pháp luật.
– Có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo…
- Sự khác nhau:
– CBCC ngoài việc thực hiện những nghĩa vụ của người công dân, còn phải thực hiện những nghĩa vụ của người cán bộ, công chức được quy định từ điều 6 đến điều 8 của Pháp lệnh cán bộ công chức năm 2003;
– CBCC ngoài việc được hưởng quyền lợi của người công dân quy định trong Hiến pháp, còn được hưởng quyền lợi của người CBCC được quy định từ điều 9 đến điều 14 của Pháp lệnh cán bộ công chức năm 2003;
– CBCC ngoài việc thực hiện những nghĩa vụ của công dân và người CBCC còn phải tuân theo quy định về những việc CBCC không được làm (từ điều 15 đến điều 20, chương III, pháp lệnh công chức).
Trên đây là một số điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa CBCC và công dân.
Câu 2: Trong pháp lệnh cán bộ, công chức:
Tuyển dụng cán bộ công chức, quyền và quyền lợi của cán bộ công chức được quy định nh thế nào?
Trả lời:
- Tuyển dụng cán bộ công chức được quy định tại Điều 23. Điều 24 Mục 2, Chương IV, Pháp lệnh CBCC năm 2003.
Điều 23
- Khi tuyển dụng cán bộ, công chức quy định tại các điểm b, c, đ, e và h khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này, cơ quan, tổ chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí công tác của chức danh cán bộ, công chức và chỉ tiêu biên chế được giao.
- Khi tuyển dụng cán bộ, công chức quy định tại điểm d khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này, đơn vị sự nghiệp phải căn cứ vào nhu cầu công việc, kế hoạch biên chế và nguồn tài chính của đơn vị.
Việc tuyển dụng được thực hiện theo hình thức hợp đồng làm việc.
- Người được tuyển dụng làm cán bộ, công chức quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này phải qua thực hiện chế độ công chức dự bị.
- Người được tuyển dụng phải có phẩm chất đạo đức, đủ tiêu chuẩn và thông qua thi tuyển; đối với việc tuyển dụng ở các đơn vị sự nghiệp, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo hoặc để đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở vùng dân tộc ít người thì có thể thực hiện thông qua xét tuyển.
Chính phủ quy định cụ thể chế độ thi tuyển và xét tuyển.”
Điều 24
Việc tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm phán Toà án nhân dân, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện theo quy định của Luật tổ chức Toà án nhân dân, Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Pháp lệnh về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân.
- Cán bộ, công chức có các quyền lợi sau:
Từ điều 9 đến điều 14, Chương II, Pháp lệnh CBCC năm 2003 quy định nh sau:
Điều 9
Cán bộ, công chức có các quyền lợi sau đây:
- Được nghỉ hàng năm theo quy định tại Điều 74, Điều 75 khoản 2, khoản 3 Điều 76 và Điều 77, nghỉ các ngày lễ theo quy định tại Điều 73 và nghỉ việc riêng theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật lao động;
- Trong trường hợp có lý do chính đáng được nghỉ không hưởng lương sau khi được sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng cán bộ, công chức;
- Được hưởng các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí và chế độ tử tuất theo quy định tại các điều 107, 142, 143, 144, 145 và 146 của Bộ luật lao động;
- Được hưởng chế độ hưu trí, thôi việc theo quy định tại Mục 5 Chương IV của Pháp lệnh này;
- Cán bộ, công chức là nữ còn được hưởng các quyền lợi quy định tại khoản 2 Điều 109, các điều 111, 113, 114, 115, 116 và 117 của Bộ luật lao động;
- Được hưởng các quyền lợi khác do pháp luật quy định.
Điều 10
Cán bộ, công chức được hưởng tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, công vụ được giao, chính sách về nhà ở, các chính sách khác và được bảo đảm các điều kiện làm việc.
Cán bộ, công chức làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo hoặc làm việc trong các ngành, nghề độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi do Chính phủ quy định.
Điều 11
Cán bộ, công chức có quyền tham gia hoạt động chính trị, xã hội theo quy định của pháp luật; được tạo điều kiện để học tập nâng cao trình độ, được quyền nghiên cứu khoa học, sáng tác; được khen thưởng khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, công vụ được giao.
Điều 12
Cán bộ, công chức có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về việc làm của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà mình cho là trái pháp luật đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 13
Cán bộ, công chức khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được pháp luật và nhân dân bảo vệ.
Điều 14
Cán bộ, công chức hy sinh trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được xem xét để công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật.
Cán bộ, công chức bị thương trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ thì được xem xét để áp dụng chính sách, chế độ tương tự như đối với thương binh.
Câu 3: Những việc cán bộ, công chức không được làm? Việc xét nâng ngạch, nâng bậc lương trước thời hạn được thực hiện nh thế nào? Đào tạo – Bồi dưỡng được quy định nh thế nào trong pháp lệnh cán bộ công chức?
Trả lời:
- Từ điều 15 đến Điều 20, Chương III, Pháp lệnh cán bộ công chức năm 2003 quy định những việc CBCC không được làm nh sau:
Điều 15
Cán bộ, công chức không được chây lười trong công tác, trốn tránh trách nhiệm hoặc thoái thác nhiệm vụ, công vụ; không được gây bè phái, mất đoàn kết, cục bộ hoặc tự ý bỏ việc.
Điều 16
Cán bộ, công chức không được cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong khi giải quyết công việc.
Điều 17
Cán bộ, công chức không được thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư.
Cán bộ, công chức không được làm tư vấn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, dịch vụ và các tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và các công việc khác mà việc tư vấn đó có khả năng gây phương hại đến lợi ích quốc gia.
Chính phủ quy định cụ thể việc làm tư vấn của cán bộ, công chức.”
Điều 18
Cán bộ, công chức làm việc ở những ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước, thì trong thời hạn ít nhất là năm năm kể từ khi cú quyết định hưu trí, thôi việc, không được làm việc cho các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh với nước ngoài trong phạm vi các công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm.
Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ, công chức không được làm và chính sách ưu đãi đối với những người phải áp dụng quy định của Điều này.
Điều 19
Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
Điều 20
Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ lãnh đạo về tổ chức nhân sự, kế toán – tài vụ; làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức hoặc mua bán vật tư, hàng hoá, giao dịch, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức đó.
- Việc xét nâng ngạch, nâng bậc lương trước thời hạn được thực hiện nh thế nào?
Tại điều 38, Chương VI của Pháp lệnh CBCC quy định nh sau:
“Cán bộ công chức quy định tại các điển b,c,d, ®, e và h Khoản 1 điều 1 của Pháp lệnh này lập thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì được xét nâng ngạch, nâng bậc lương trước thời hạn theo quy định của Chính phủ”
- Đào tạo – Bồi dưỡng được quy định nh thế nào trong pháp lệnh cán bộ công chức?
Từ điều 25 đến điều 27, mục 3 Chương IV của Pháp lệnh CBCC năm 2003 quy định nh sau:
Điều 25
Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức có trách nhiệm xây dựng quy hoạch, kế hoạch và tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng để tạo nguồn và nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ, công chức.
Điều 26
Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn đối với từng chức vụ, tiêu chuẩn nghiệp vụ của từng ngạch.
Điều 27
Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức do ngân sách nhà nước cấp. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng do các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định
Câu 4: Quy định về quản lý cán bộ, công chức trong pháp lệnh cán bộ công chức? Khen thưởng đối với cán bộ công chức?
- Quy định về quản lý cán bộ, công chức trong pháp lệnh cán bộ công chức?
Tị điều 33 đến điều 36, Chương V của Pháp lệnh CBCC quy định nh sau:
Điều 33
Nội dung quản lý về cán bộ, công chức bao gồm:
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, điều lệ, quy chế về cán bộ, công chức;
- Lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức;
- Quy định chức danh và tiêu chuẩn cán bộ, công chức;
- Quyết định biên chế cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước ở Trung ương; quy định định mức biên chế hành chính, sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân; hướng dẫn định mức biên chế trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ở Trung ương;
- Tổ chức thực hiện việc quản lý, sử dụng và phân cấp quản lý cán bộ, công chức;
- Ban hành quy chế tuyển dụng, nâng ngạch; chế độ tập sự, thử việc;
- Đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá cán bộ, công chức;
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức;
- Thực hiện việc thống kê cán bộ, công chức;
- Thanh tra, kiểm tra việc thi hành các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
- Chỉ đạo, tổ chức giải quyết các khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức.”
Điều 34
- Việc quản lý cán bộ, công chức được thực hiện theo quy định phân cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam và của Nhà nước.
- Việc quản lý cán bộ do bầu cử được thực hiện theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.
- Việc quản lý Thẩm phán, Kiểm sát viên được thực hiện theo quy định của Luật tổ chức Toà án nhân dân, Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Pháp lệnh về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân.
- Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện việc quản lý cán bộ, công chức theo thẩm quyền.
Điều 35
- Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định biên chế cán bộ, công chức thuộc Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân; số lượng Thẩm phán của các Toà án.
- Biên chế công chức Văn phòng Quốc hội do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định.
- Biên chế công chức Văn phòng Chủ tịch nước do Chủ tịch nước quyết định.
- Biên chế cán bộ làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội do tổ chức có thẩm quyền quyết định.
Điều 36
- Chính phủ quyết định biên chế và quản lý cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương; quy định định mức biên chế hành chính, sự nghiệp thuộc ủy ban nhân dân; hướng dẫn định mức biên chế trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ở Trung ương.
- Bộ Nội vụ giúp Chính phủ thực hiện việc quản lý cán bộ, công chức quy định tại khoản 1 Điều này.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý cán bộ, công chức theo phân cấp của Chính phủ và theo quy định của pháp luật.”
- Khen thưởng đối với cán bộ công chức?
Từ điều 37 đến điều 38 Chương VI của Pháp lệnh CBCC năm 2003 quy định việc khen thưởng nh sau:
Điều 37
- Cán bộ, công chức có thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì được xét khen thưởng theo các hình thức sau đây:
- a) Giấy khen;
- b) Bằng khen;
- c) Danh hiệu vinh dự Nhà nước;
- d) Huy chương;
đ) Huân chương.
- Việc khen thưởng cán bộ, công chức được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 38
“Cán bộ, công chức quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này lập thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì được xét nâng ngạch, nâng bậc lương trước thời hạn theo quy định của Chính phủ.”
Câu 5: Cán bộ công chức có nghĩa vô trách nhiệm gì?
Việc miễn nhiệm chức vụ lãnh đạo của công chức có phải là hình thức kû luật không? Tại sao? Hình thức kéo dài thời gian nâng bậc lương một năm áp dụng cho ai và trong trường hợp nào?
- Nghĩa vụ, trách nhiệm của CBCC:
Từ điều 6 đến điều 9 Chương II của Pháp lệnh cán bộ công chức quy định nh sau:
Điều 6
Cán bộ, công chức có những nghĩa vụ sau đây:
- Trung thành với Nhà nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ sự an toàn, danh dự và lợi ích quốc gia;
- Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ, công vụ theo đúng quy định của pháp luật;
- Tận tụy phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân;
- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tham gia sinh hoạt với cộng đồng dân cư nơi cư trú, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân;
- Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; không được quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng;
- Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong công tác; thực hiện nghiêm chỉnh nội quy của cơ quan, tổ chức; giữ gìn và bảo vệ của công, bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ; chủ động, sáng tạo, phối hợp trong công tác nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ, công vụ được giao;
- Chấp hành sự điều động, phân công công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Điều 7
Cán bộ, công chức chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của mình; cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo còn phải chịu trách nhiệm về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức thuộc quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 8
Cán bộ, công chức phải chấp hành quyết định của cấp trên; khi có căn cứ để cho là quyết định đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra quyết định; trong trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì phải báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người ra quyết định và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó.
- Việc miễn nhiệm chức vụ lãnh đạo của công chức có phải là hình thức kû luật không? Tại sao?
Việc miễn nhiệm chức vụ lãnh đạo của công chức không phải là hình thức kû luật vì:
Tại khoản 1 điều 39 Chương VI, pháp lệnh công chức năm 2003 quy định về kû luật và xử lý vi phạm nh sau:
- Cán bộ, công chức quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này vi phạm các quy định của pháp luật, nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
- a) Khiển trách;
- b) Cảnh cáo;
- c) Hạ bậc lương;
- d) Hạ ngạch;
đ) Cách chức;
- e) Buộc thôi việc.
Việc xử lý kỷ luật thuộc thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, công chức.
Tại điều 33, Mục 3 Nghị định 117/2003/N§-CP ngày 10/10/2003 quy định về việc miễn nhiệm chức vụ lãnh đạo như sau:
Công chức giữ chức vụ lãnh đạo được cấp có thẩm quyền xem xét cho miễn nhiệm và bố trí công tác khác không chờ hết thời hạn bổ nhiệm trong các trường hợp sau đây :
- Do nhu cầu công tác;
- Do sức khoẻ không bảo đảm;
- Do không hoàn thành nhiệm vụ;
- Do vi phạm kû luật nhưng chưa đến mức bị thi hành kû luật bằng hình thức cách chức.
Căn cứ vào những quy định nêu trên, việc miễn nhiệm chức vụ lãnh đạo không phải là hình thức kû luật đối với cán bộ công chức.
- Hình thức kéo dài thời gian nâng bậc lương một năm áp dụng cho ai và trong trường hợp nào?
Tại điều 43 chương VI của PL CBCC năm 2003 quy định nh sau:
Cán bộ công chức quy định tại các diÓm b, c, d, ®, e, h khoản 1 Điều 1 của PL này bị kû luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức thì bị kéo dài thời gian nâng bậc lương thêm một năm.
Câu 6. Kû luật và xử lý vi phạm đối với cán bộ công chức được quy định như thế nào?
Tại điều 39 đến điều 46 Chương VI của Pháp lệnh Cán bộ, Công chức năm 2003 quy định kû luật và xử lý vi phạm như sau:
Điều 39
- Cán bộ, công chức quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này vi phạm các quy định của pháp luật, nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
- a) Khiển trách;
- b) Cảnh cáo;
- c) Hạ bậc lương;
- d) Hạ ngạch;
đ) Cách chức;
- e) Buộc thôi việc.
Việc xử lý kỷ luật thuộc thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, công chức.
- Việc bãi nhiệm, kỷ luật đối với cán bộ quy định tại điểm a và điểm g khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này được thực hiện theo quy định của pháp luật và điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.
- Cán bộ, công chức vi phạm pháp luật mà có dấu hiệu của tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
- Cán bộ, công chức làm mất mát, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của Nhà nước thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ gây thiệt hại cho người khác thì phải hoàn trả cho cơ quan, tổ chức khoản tiền mà cơ quan, tổ chức đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Điều 40
Việc kỷ luật đối với cán bộ, công chức phải được Hội đồng kỷ luật của cơ quan, tổ chức sử dụng cán bộ, công chức xem xét và đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định.
Thành phần và quy chế hoạt động của Hội đồng kỷ luật do Chính phủ, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội quy định.
Điều 41
Trong thời gian đang bị xem xét kỷ luật, cán bộ, công chức có thể bị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý ra quyết định tạm đình chỉ công tác nếu xét thấy cán bộ, công chức đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xác minh hoặc tiếp tục có hành vi vi phạm. Thời hạn tạm đình chỉ không quá mười lăm ngày, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không được quá ba tháng; hết thời hạn tạm đình chỉ công tác, nếu không bị xử lý thì cán bộ, công chức được tiếp tục làm việc. Cán bộ, công chức trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác được hưởng lương theo quy định của Chính phủ.
Cán bộ, công chức không có lỗi thì sau khi tạm đình chỉ công tác được bố trí về vị trí công tác cũ; trường hợp cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật bằng các hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể được bố trí về vị trí công tác cũ hoặc chuyển làm công tác khác. Cán bộ, công chức bị kỷ luật bằng hình thức cách chức được bố trí làm công tác khác.
Điều 42
Cán bộ, công chức quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này khi bị kỷ luật có quyền khiếu nại về quyết định kỷ luật đối với mình đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Cán bộ, công chức quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này giữ chức vụ từ Vụ trưởng và tương đương trở xuống bị buộc thôi việc có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của pháp luật.
Điều 43
Cán bộ, công chức quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức thì bị kéo dài thời gian nâng bậc lương thêm một năm; trong trường hợp bị kỷ luật bằng một trong các hình thức từ khiển trách đến cách chức thì không được bổ nhiệm vào các chức vụ cao hơn trong thời hạn ít nhất một năm, kể từ khi cú quyết định kỷ luật.
Trong trường hợp cán bộ, công chức bị kỷ luật vì có hành vi tham nhũng, thì việc xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh chống tham nhũng và các quy định khác của pháp luật, điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.
Điều 44
Cán bộ, công chức phạm tội bị Toà án phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị buộc thôi việc, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
Điều 45
Cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự mà đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận là oan, sai thì được phục hồi danh dự, quyền lợi và được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Điều 46
Các quyết định về khen thưởng và kỷ luật được lưu vào hồ sơ của cán bộ, công chức.
Câu 7: Điều động, biệt phái, hưu trí thôi việc được quy định như thế nào? Nêu nội dung quản lý về cán bộ công chức?
- Tại điều 28 và điều 29, Chương IV của PL CBCC năm 2003 quy định về Điều động, biệt phái như sau:
Điều 28. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức có quyền điều động cán bộ, công chức đến làm việc tại cơ quan, tổ chức ở trung ương hoặc địa phương theo yêu cầu nhiệm vụ, công vụ.
Điều 29
Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức có quyền biệt phái cán bộ, công chức đến làm việc có thời hạn ở một cơ quan, tổ chức khác theo yêu cầu nhiệm vụ, công vụ.
Cán bộ, công chức được biệt phái chịu sự phân công công tác của cơ quan, tổ chức nơi được cử đến. Cơ quan, tổ chức biệt phái cán bộ, công chức có trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi khác của cán bộ, công chức được biệt phái.
B.Từ điều 30 đến 31 Chương IV của Pháp lệnh CBCC năm 2003 quy định vÌ hưu trí, thôi việc như sau:
Điều 30
Cán bộ, công chức có đủ điều kiện về tuổi đời và thời gian đúng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 145 của Bộ luật lao động thì được hưởng chế độ hưu trí và các chế độ khác quy định tại Điều 146 của Bộ luật lao động.
Điều 31
- Trong trường hợp do yêu cầu công việc ở một số ngành, nghề và vị trí công tác, thì thời gian công tác của cán bộ, công chức đã có đủ điều kiện được hưởng chế độ hưu trí có thể được kéo dài thêm. Thời gian kéo dài thêm không quá năm năm; trong trường hợp đặc biệt thì thời hạn này có thể được kéo dài thêm.
- Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định cụ thể danh mục ngành, nghề và vị trí công tác mà thời gian công tác của cán bộ, công chức được phép kéo dài thêm.
- Việc kéo dài thời gian công tác của cán bộ, công chức phải bảo đảm những nguyên tắc sau đây:
- a) Cơ quan, tổ chức sử dụng cán bộ, công chức thực sự có nhu cầu;
- b) Cán bộ, công chức tự nguyện và có đủ sức khoẻ để tiếp tục làm việc.
Điều 32
“1. Cán bộ, công chức quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này được thôi việc và hưởng chế độ thôi việc trong các trường hợp sau đây:
- a) Do sắp xếp tổ chức, giảm biên chế theo quyết định của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền;
- b) Có nguyện vọng thôi việc và được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý.
Chính phủ quy định chế độ, chính sách thôi việc đối với các trường hợp quy định tại khoản này.”
- Cán bộ, công chức tự ý bỏ việc thì bị xử lý kỷ luật, không được hưởng chế độ thôi việc và các quyền lợi khác, phải bồi thường chi phí đào tạo theo quy định của pháp luật.
- Trong thời gian đang bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì cán bộ, công chức không được thôi việc trước khi cú quyết định xử lý.
- Nội dụng quản lý về cán bộ, công chức như sau:
Điều 33
Nội dung quản lý về cán bộ, công chức bao gồm:
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, điều lệ, quy chế về cán bộ, công chức;
- Lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức;
- Quy định chức danh và tiêu chuẩn cán bộ, công chức;
- Quyết định biên chế cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước ở Trung ương; quy định định mức biên chế hành chính, sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân; hướng dẫn định mức biên chế trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ở Trung ương;
- Tổ chức thực hiện việc quản lý, sử dụng và phân cấp quản lý cán bộ, công chức;
- Ban hành quy chế tuyển dụng, nâng ngạch; chế độ tập sự, thử việc;
- Đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá cán bộ, công chức;
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức;
- Thực hiện việc thống kê cán bộ, công chức;
- Thanh tra, kiểm tra việc thi hành các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
- Chỉ đạo, tổ chức giải quyết các khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức.”
Bài viết khác cùng mục: