Cách viết thư UPU hay – Bức thư đạt giải nhất viết thư UPU lần 51

Cách viết thư UPU hay – Bức thư đạt giải nhất viết thư UPU lần 51. Kể từ năm 1971, UPU đã khuyến khích các nhà văn trẻ từ 9-15 tuổi viết thư theo một chủ đề nhất định để giành được những giải thưởng thú vị. Cuộc thi là một cách tuyệt vời để giúp những người trẻ tuổi nhận thức được vai trò quan trọng của dịch vụ bưu chính đối với xã hội của chúng ta. Nó phát triển kỹ năng sáng tác và khả năng diễn đạt suy nghĩ của họ một cách rõ ràng. Nó cũng thúc đẩy niềm yêu thích viết thư và giúp thắt chặt tình hữu nghị quốc tế. Vậy thư UPU là gì? Cách trình bày thư UPU? Hướng dẫn cách viết thư UPU hay?
Cách viết thư UPU hay - Bức thư đạt giải nhất viết thư UPU lần 51
Cách viết thư UPU hay – Bức thư đạt giải nhất viết thư UPU lần 51

Cuộc thi viết thư UPU được tổ chức từ năm nào?

Cuộc thi viết thư quốc tế UPU được tổ chức từ năm 1971. Viết thư UPU là một trong những cuộc thi được tổ chức thường niên dành cho các bạn học sinh từ 9 đến 15 tuổi. Hằng năm, UPU lựa chọn các vấn đề thiết thực, các chương trình hành động của Liên Hợp quốc để đưa ra chủ đề viết thư.

Mục đích của cuộc thi viết thư UPU

Hơn 50 năm qua, Liên minh Bưu chính Thế giới (gọi tắt là UPU) đều tổ chức định kỳ hằng năm cuộc thi Viết thư Quốc tế dành cho thiếu niên nhằm góp phần phát triển khả năng viết văn và thúc đẩy tư duy sáng tạo của các em.
 
Cuộc thi cũng tạo điều kiện thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc trong thế hệ trẻ. Đồng thời giúp các em hiểu thêm về vai trò của ngành Bưu chính trong cuộc sống và phát triển xã hội.
 
Mục đích cao nhất của cuộc thi là giúp các em thanh thiếu niên từ 10 – 15 tuổi trên toàn thế giới hiểu biết hơn về ngành bưu chính, nâng cao nhận thức về vai trò của ngành bưu chính đối với xã hội, trau dồi khả năng viết và cảm thụ văn học thông qua việc viết thư tay và thể hiện quan điểm, mong muốn của mình về những vấn đề đang được xã hội và quốc tế quan tâm.

Cách trình bày thư UPU?

Nhằm giúp các em có thêm hiểu biết để viết bài dự thi đúng và hay, các em cần chú ý tới những nội dung sau:
 
Các em cần độc lập và sáng tạo là những yếu tố quan trọng khi các em tham gia cuộc thi này.
 
Điều đó có nghĩa là, bức thư phải là sản phẩm sáng tạo của cá nhân người viết. Những bức thư chép lại từ bài mẫu hoặc chép giống nhau bị loại ngay từ vòng chấm đầu tiên.
 
Các em cần tuân thủ cách trình bày một lá thư, phần kỹ thuật viết thư được ghi rất rõ trong Thể lệ của cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU đăng trên báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng để có một bài dự thi đúng thể thức, đúng yêu cầu.
 
Để bức thư đến đúng địa chỉ, các em cần luôn lưu ý cách viết đúng và đủ thông tin trên phong bì; cách thức gửi một bức thư dự thi như thế nào để thư đến đúng địa chỉ.
 
Tiếp theo chúng ta ѕẽ đến ᴠới cách ᴠiết ngoài phong bì thư UPU. Đầu tiên ở phần người gửi/from, bạn hãу ghi họ đến đầу đủ của mình, lớp mấу (ᴠí dụ: lớp 4A), trường nào. Và mọi người nhớ ghi rõ trường mình nằm ở ấp, хã, huуện (thị хã), tỉnh, thành phố nào nữa nhé.
 
Kế đến, ở bên dưới góc phải phong bì UPU ѕẽ có mục người nhận/to. Mọi người hãу điền ᴠào là “Báo Thiếu niên Tiền phong, ѕố 5, Hòa Mã, Hà Nội – 11611”. Số 11611 là mã bưu chính của quốc gia Việt Nam, người nhận ѕẽ biết bức thư được gửi đi từ quốc gia nào.
 
Lúc nàу đâу, phần góc phải bên dưới của phong bì ѕẽ còn dư ra ít khoảng trống. Các bạn hãу ghi thêm một câu nữa. Đó là “Dự thi Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ X (năm хảу ra cuộc thi)”. Các bạn nhớ làm đúng cách ghi phong bì thư UPU nhé.
 
1. Phần đầu bức thư
 
– Địa điểm và thời gian viết thư: viết ở góc phía bên phải trang giấy.Ví dụ:
 
Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 2022
 
Hồ Chí Minh,…. ngày 1 tháng … năm 2022
 
Huế, ngày …. tháng …. năm 2022
 
– Lời chào đầu tiên dành cho người nhận thư (người thân trong gia đình em). Ví dụ:
 
Ông kính mến của con!
 
Bố thân mến!
 
Mẹ yêu quý của con!
 
2. Phần nội dung bức thư
 
– Dẫn dắt nêu mục đích, lý do hay thời gian, hoàn cảnh em viết bức thư này. Gợi ý: đã lâu chưa được gặp gỡ, muốn gửi gắm thông điệp nào đó, muốn chia sẻ những thông tin đặc biệt…
 
– Nội dung chính của bức thư: chia sẻ tầm ảnh hưởng để trình bày lý do và cách thức họ cần hành động trước khủng hoảng khí hậu:
 
Vấn đề khủng hoảng khí hậu toàn cầu vẫn luôn là vấn đề nóng hổi và nhức nhối bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, cuộc sống của người dân. Và nó hiện đang trở nên căng thẳng hơn, khi thiên tai, bệnh tật diễn ra ngày càng nhiều và khó ứng phó hơn.
 
Những mong muốn đối với người nhận thư về việc phòng tránh dịch (chúng ta cần phải hành động quyết liệt hơn nữa, không chỉ ở quy mô lớn với các công ty, tổ chức chính phủ mà còn phải từ từng cá nhân, không phân biệt độ tuổi. Bởi chỉ khi mỗi người đều có ý thức gìn giữ môi trường sống thì sức mạnh tập thể bảo vệ hành tinh xanh mới có thể phát huy tối đa được.)
 
Thể hiện niềm tin vào tương lai hoàn toàn chế ngự được khủng hoảng khí hậu
 
– Tình cảm của em dành cho người nhận thư.
 
3. Phần cuối bức thư
 
– Chữ kí của người viết thư, cùng từ xưng hô thân mật. Ví dụ: Cháu trai đáng yêu của bà, con gái ngoan ngoãn của bà, em trai của anh…

Hướng dẫn cách viết thư UPU hay

Bước 1: Xây dựng bài viết, Cách viết thư UPU.
 
– Lập bố cục: Từng ý, từng đoạn liên kết nhau.
 
– Tìm những chi tiết, hình ảnh, từ ngữ chính xác.
 
– Tìm cách mở bài, kết bài sao cho tự nhiên, độc đáo, gây ấn tượng.
 
– Tìm cách diễn đạt: Chú ý ngôn ngữ, sử dụng cách nói hình tượng, hình ảnh, các biện pháp tu từ, so sánh, cách đặt câu khẳng định, nghi vấn…
 
Bước 2: Viết theo dàn ý đã vạch ra.
 
Bước 3: Đọc, sửa chữa, hoàn chỉnh bức thư và cho vào phong bì thư.
 
Bước 4: Viết đầy đủ nội dung thông tin của Người gửi và Nơi nhận thư kèm mã bưu chính trên phong bì, dán kín và dán tem.

Bức thư đạt giải nhất viết thư UPU lần 51

Em Nguyễn Bình Nguyên, lớp 9A1, trường THCS Nguyễn Tri Phương, quận Ba Đình, TP. Hà Nội đã đoạt giải Nhất Quốc gia cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 51 (2022) tại Việt Nam. Chủ nhân của bức thư đoạt giải Nhất đã lựa chọn ý tưởng hóa thân thành ngọn gió gửi thư cho nghệ sĩ dương cầm Đặng Thái Sơn.
 
Đêm trở gió, 20-1-2022
 
Gửi danh cầm Đặng Thái Sơn với đôi tay kì diệu!
 
Ông có bất ngờ khi nhận lá thư được tạo nên từ những tiếng xào xạc? Là cháu đây, ngọn gió lành, gửi đến ông những lời khẩn thiết.
 
Cháu đang ở đây, ngay bên cửa sổ! Còn ông ngồi trầm tư bên phím đàn. Ông vừa trở về từ lễ trao giải Vin Future. Ở sân khấu quốc tế với những tên tuổi lừng danh ấy, âm nhạc của ông tạo nên mảnh ghép hoàn hảo cho hy vọng tương lai của nhân loại.
 
Ông vẫn nói: “Bạn cứ nghe tôi chơi nhạc, bạn sẽ hiểu tôi muốn nói gì!”. Cháu cảm biết được tấm lòng của ông với cuộc đời. Nên, cháu hy vọng, ông và nghệ thuật của ông – mang sức mạnh tạo nên thay đổi, cứu vãn thảm họa thiên nhiên mà gió nhỏ đã tận mắt chứng kiến.
 
Từ khi được sinh ra từ cơn cựa mình của Mẹ, cháu dã du hành khắp thế gian. Những điều ấm áp cho cháu hạnh phúc và cũng có nhiều điều khiến cháu trăn trở.
 
Cháu băn khoăn: Một con mèo chết gục trước cửa ngôi nhà, mươi phút sau, nó được hất gọn sang cửa nhà đối diện – Có một ranh giới con người giữa sạch sẽ riêng mình.
 
Cháu lo lắng: Cũng con phố ấy, ngày hè oi ả, trong khi ai đó nằm điều hòa mát lạnh, thì dưỡi gầm cầu, góc chợ tạm… còn bao người thở nghẹn trong lồng ngực – Có một ranh giới con người giữ tiện nghi riêng mình.
 
Cháu hoang mang: Dòng sông phía thượng nguồn đắp đập làm thủy điện, tiện dụng triệt để sức nước; thì dưới hạ lưu, tập quán của một dân tộc bị tước đi, hoặc cảnh quan của một vùng bị biến đổi – Có một ranh giới con người giữ lợi ích cho riêng mình.
 
Nhưng hơn ai hết, ông – một nghệ sĩ chọn cho mình cuộc sống không biên giới, hiểu rằng, nhìn từ một phía nào đó, mọi ranh giới đều không tồn tại, phải không?
 
Trái đất đang nóng lên! Ở châu Phi, châu Mĩ, châu Âu… mùa hè ngày càng khắc nghiệt. Năm nào cũng có kỷ lục mới được xác lập về nhiệt độ cao hoặc số ngày nắng nóng kéo dài… Họ nhà gió lên cơn sốt trong khí quyển, trong đại dương, trên biển băng và khắp các lục địa.
 
Có ngọn gió hoảng loạn lao qua những cánh rừng cuốn theo ngọn lửa tự bùng lên như mất trí. Amazon, Úc châu, Đông Nam Á… tiếng rít lên thê thảm của những loài vật thét gào.
 
Có ngọn gió điên cuồng giật cấp 16, 17 – siêu bão chồng siêu bão, lũ lụt, sóng thần, nhà sụp, người chết, cả một vùng đô thị, làng mạc bị xóa sổ.
 
Có ngọn gió oằn xuống trước người đàn ông quỳ lạy dòng nước lũ trả lại cho mình người vợ và đứa con chưa kịp chào đời; chẳng khác nào sự hủy diệt của chiến tranh, những đứa trẻ ngơ ngác tìm người thân trong đổ nát… liệu còn ranh giới nào cho những ngôi nhà, vùng miền, quốc gia, phe phái…?
 
Ông đã nghe về tất cả những điều này? Ông cũng biết, trước khủng hoảng khí hậu, nếu con người không hành động, thảm họa diệt vong cũng sẽ không ranh giới?
 
“Bạn cứ nghe tôi chơi nhạc, bạn sẽ hiểu tôi muốn nói gì!”
 
Hỡi nhạc sỹ tài ba! Cháu khẩn thiết ông lên tiếng kêu gọi con người cứu bầu khí quyển ốm yếu này!
 
Cháu đã thấy bao trái tim rung lên trước âm nhạc của ông. Bao nhà khoa học, bao chính khách nghiêng mình trước tài năng và nhân cách của ông. Cháu hiểu rằng, ông với âm nhạc của ông mang một tầm ảnh hưởng lạ kỳ; và cháu hy vọng từ ảnh hướng ấy, hàng triệu người sẽ thay đổi!
 
Ông ơi, cùng “tầm ảnh hướng” với ông là những người nắm trong tay khả năng thay đổi thế giới. Các nguyên thủ, tỷ phú, các nhà khoa học, nghệ sĩ có khả năng định hướng tinh thần thời đại… họ đã cùng ông xuất hiện trong những sự kiện giống như Vin Future, ông hãy lên tiếng nới rộng vòng tay tạo nên điều kỳ diệu cứu lấy tương lai của Trái đất này.
 
Ông không phải người đầu tiên, nhưng có thể trở thành người quyết định tạo nên thay đổi. Còn cháu – Ngọn gió không biên giới – nguyện sẽ cùng ông đưa bản “thiên ca – Lời đất mẹ” này tới muôn nơi.
 
“Hãy để gió hát ca giữa rừng xanh. Rừng không phải để chặt phá!
 
Hãy để gió đùa vui với sóng biển. Biển không phải để xả rác hay chôn giấu nguồn nước thải.
 
Hãy để gió sải cánh giữa không gian. Không gian không phải để xe cộ, ống khói túa ra nguồn khí cặn.
 
Hãy để gió ru trên cánh đồng, vuốt ve mái tóc bầy trẻ nhỏ; hãy để gió yêu thương…”
 
Ông ơi!
 
Cháu có một thỉnh cầu, khi nốt nhạc cuối cùng ngưng lại, ông hãy lên tiếng rằng: “Tôi và âm nhạc của tôi, xin góp một hành động chữa lành vết thương của Trái đất này!”.
 
Người bạn của ông – Cơn gió lành từ Đất mẹ!
Like share và ủng hộ chúng mình nhé: