Kế hoạch bồi dưỡng HSG văn 8 năm 2022 – 2023

Kế hoạch bồi dưỡng HSG văn 8 năm 2022 – 2023. Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 được xem là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn tại các trường. Vì vậy, kể cả giáo viên và học sinh cần phải nghiên cứu, tìm tòi ra các tài liệu để vừa dạy, vừa học và ôn luyện đạt được kết quả tốt nhất. Qua đó, giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi môn văn lớp 8 luôn được rất nhiều người tìm kiếm.

Kế hoạch bồi dưỡng HSG văn 8 năm 2022 – 2023

LUYỆN ĐỀ VB TỨC NƯỚC VỠ BỜ

ĐỀ 1:

 

Tiểu thuyết Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố có nhiều nhân vật, nhưng chị Dậu là một hình tượng trung tâm, là linh hồn của tác phẩm có giá trị hiện thực. Bởi chị Dậu là hình ảnh chân thực, đẹp đẽ của người phụ nữ nông dân Việt Nam  trước cách mạng tháng tám năm 1945.

Bằng những hiểu biết của em về tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

ĐỀ  2

Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác; cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp. (Ai-ma-tốp)

Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên bằng đoạn trích Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn) của Ngô Tất Tố (Ngữ văn 8, tập 1, Nxb Giáo dục, 2004).

ĐỀ 3:

 Nhà văn Nguyễn Tuân viết: “Trên cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa, hiện lên một cái chân dung lạc quan của chị Dậu”.

Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” và những hiểu biết của em về tác phẩm “Tắt đèn” em hãy chứng minh ý kiến trên của nhà văn Nguyễn Tuân.

ĐỀ 4:

Có ý kiến cho rằng : Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.

  Qua đoạn trích: Tức nước vỡ bờ ( Ngô Tất Tố ),  Lão Hạc ( Nam Cao ), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

ĐỀ5:

          Có ý kiến cho rằng: “Dù được sáng tác theo trào lưu lãng mạn hay hiện thực, những trang viết của những nhà văn tài năng và tâm huyết đều thấm đượm tinh thần nhân đạo sâu sắc”

Qua các văn bản “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố và văn bản “Lão Hạc” của Nam Cao em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên?

ĐỀ 6:

          Bàn về lao động nghệ thuật của nhà văn, Mác-xen Pruxt cho rằng: “Một cuộc thám hiểm thực sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới”.

          Qua truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trích tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

ĐỀ 7:

          Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài…

(Ý nghĩa văn chương – Hoài Thanh, Ngữ văn 7, T2,      

   NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, Tr.60)

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố) và tác phẩm Lão Hạc (của Nam Cao).

 

ĐỀ 8: Qua Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc, chứng minh rằng: mặc dù gặp nhiều đau khổ bất hạnh, người nông dân trước cách mang tháng Tám vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình

Like share và ủng hộ chúng mình nhé: