Bài tập trắc nghiệm đồ thị của hàm lượng giác file word có đáp án

Đây là bài viết số [part not set] trong 14 bài viết của loạt series Đại số 11

Bài tập trắc nghiệm đồ thị của hàm lượng giác file word có đáp án.

Bài tập trắc nghiệm đồ thị của hàm lượng giác
Bài tập trắc nghiệm đồ thị của hàm lượng giác

Các dạng bài tập liên quan đến hàm số lượng giác

+ Tìm tập xác định của hàm số lượng giác .
+ Chu kỳ của hàm số lượng giác (cơ bản).
+ Tìm Giá trị lớn nhất – giá trị nhỏ nhất (GTLN – GTNN / min – max) của hàm số lượng giác.
+ Tính chẵn lẻ và đồ thị của hàm số lượng giác (cơ bản).
+ Tìm các khoảng đồng biến, nghịch biến của hàm số lượng giác (cơ bản).

Cách xác định khoảng đơn điệu của hàm số lượng giác

+ Với hàm sin và hàm cos, để kiểm tra hàm số ĐB hay NB trên khoảng (a; b) đã cho ta sử dụng đường tròn lượng giác: Bước 1: Xác định vị trí hai đầu a; b trên đường tròn. Bước 2: Cho 1 điểm chạy từ a đến b ngược chiều kim đồng hồ, khi đó hình chiếu của nó trên trục sin (cos) là tăng hay giảm. Từ đó kết luận được.
+ Với hàm tan: Ta biết hàm tan luôn đồng biến trên các khoảng xác định ( tức là khoảng không chứa số lẻ lần pi/2). Vậy tất cả các khoảng không chứa số lẻ lần pi/2 thì hàm tan đều đồng biến trên đó.
+ VỚi hàm cot: Ta biết hàm cot luôn nghịch biến trên các khoảng xác định (là các khoảng ko chứa số nguyên lần pi). Vậy tất cả các khoảng mà không chứa số nguyên lần pi thì hàm cot đều nghịch biến trên đó.

Các bài toán liên quan đến đồ thị của hàm lượng giác

+ Cho đồ thị, tìm hàm số lượng giác tương ứng
+ Đồ thị hàm chứa dấu giá trị tuyệt đối
+ Tịnh tiến đồ thị hàm số

Lí thuyết về tịnh tiến đồ thị hàm số

+ Đồ thị hàm số y= f(x) + a (a > 0) được suy ra từ đồ thị hàm số y = f(x) bằng cách tịnh tiến đồ thị y = f(x) lên trên a đơn vị. Nếu a < 0 thì tịnh tiến xuống dưới a đơn vị.
+ Đồ thị hàm số y = f(x + a) . Nếu a > 0 thì tịnh tiến đồ thị hàm y = f(x) sang trái a đơn vị. Nếu a < 0 thì tịnh tiến sang phải a đơn vị.
+ Đồ thị hàm y = |f(x)| được suy ra từ đồ thị hàm số y = f(x) bằng cách lấy đối xứng phần phía dưới trục hoành và xóa phần dưới đó đi (phần trên vẫn giữ)
+ Đồ thị hàm số y = f(|x|) được suy ra từ đồ thị hàm số y = f(x) bằng cách xóa phần bên trái Oy đi, rồi lấy đối xứng phần bên phải sang và vẫn giữ nguyên phần bên phải.

Bài tập trắc nghiệm đồ thị của hàm lượng giác

 
Bài viết cùng series:
Like share và ủng hộ chúng mình nhé: