Các dạng bài tập hằng đẳng thức lớp 8 có đáp án

Các dạng bài tập hằng đẳng thức lớp 8 có đáp án. Tài liệu gồm: tóm tắt lý thuyết trọng tâm cần đạt, phân dạng và hướng dẫn giải các dạng toán, tuyển chọn các bài tập từ cơ bản đến nâng cao chuyên đề những hằng đẳng thức đáng nhớ, có đáp án và lời giải chi tiết, hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập.
Các dạng bài tập hằng đẳng thức lớp 8 có đáp án
Các dạng bài tập hằng đẳng thức lớp 8 có đáp án

Dạng 1: Biến đổi biểu thức.

Áp dụng 7 hằng đẳng thức đáng nhớ để thực hiện biến đổi biểu thức.

Dạng 2: Tính giá trị biểu thức.

Dạng bài toán này rất đa dạng ta có thể giải theo phương pháp cơ bản như sau:
+ Biến đổi biểu thức cho trước thành những biểu thức cần thiết sao cho phù hợp với biểu thức cần tính giá trị.
+ Áp dụng 7 hằng đẳng thức đáng nhớ để thực hiện biến đổi biểu thức cần tính giá trị về biểu thức có liên quan đến giá trị đề bài đã cho.
+ Thay vào biểu thức cần tính tìm được giá trị.

Dạng 3: Tìm x

Cần phải biến đổi biểu thức thành đơn giản hơn, đưa về các bài tìm x quen thuộc.

Dạng 3: Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất.

+ Giá trị lớn nhất của biểu thức A(x). Áp dụng hằng đẳng thức ta biến đổi được về dạng: m – Q(x) =< m (với m là hằng số), suy ra GTLN của A(x) là m.
+ Giá trị nhỏ nhất của biểu thức A(x). Áp dụng hằng đẳng thức ta biến đổi được về dạng: n + Q(x) >= n (với n là hằng số), suy ra GTNN của A(x) là n.

Lưu ý khi học hằng đẳng thức

Để dễ nhớ hằng đẳng thức, thay vì học công thức, hãy phát biểu hằng đẳng thức thành lời.
1. Bình phương của 1 tổng:
Phát biểu bằng lời: Bình phương của một tổng bằng bình phương của số thứ nhất cộng với hai lần tích của số thứ nhất nhân với số thứ hai, cộng với bình phương của số thứ hai
2. Bình phương của 1 hiệu:
Phát biểu bằng lời: Bình phương của một hiệu bằng bình phương của số thứ nhất trừ đi hai lần tích của số thứ nhất nhân số thứ hai sau đó cộng bình phương với số thứ hai.

3. Lập phương của 1 tổng:

Phát biểu bằng lời: Lập phương của một tổng hai số bằng lập phương của số thứ nhất cộng với ba lần tích bình phương số thứ nhất nhân số thứ hai cộng với ba lần tích số thứ nhất nhân với bình phương số thứ hai cộng với lập phương số thứ hai.

4. Lập phương của 1 hiệu:

Phát biểu bằng lời: Lập phương của một hiệu hai số bằng lập phương của số thứ nhất trừ đi ba lần tích bình phương của số thứ nhất nhân với số thứ hai cộng với ba lần tích số thứ nhất nhân với bình phương số thứ hai trừ đi lập phương số thứ hai

5. Hiệu 2 bình phương:

Phát biểu bằng lời: Hiệu hai bình phương của hai số bằng tổng hai số đó nhân với hiệu hai số đó.

6. Hiệu 2 lập phương:

Phát biểu bằng lời: Hiệu của hai lập phương của hai số bằng hiệu hai số đó nhân với bình phương thiếu của tổng của hai số đó.

7. Tổng 2 lập phương:

Phát biểu bằng lời: Tổng của hai lập phương hai số bằng tổng của hai số đó nhân với bình phương thiếu của hiệu hai số đó.
Việc phát biểu thành lời các hằng đẳng thức sẽ giúp chúng ta dễ ghi nhớ hơn và không bao giờ bị nhầm lẫn.

Phiếu bài tập các dạng bài về hằng đẳng thức có hướng dẫn chi tiết

Loader Loading...
EAD Logo
Taking too long?

Reload Reload document
| Open
Open in new tab

Download [700.73 KB]

 

Like share và ủng hộ chúng mình nhé: