Phiếu bài tập trắc nghiệm hằng đẳng thức lớp 8 có đáp án

Đây là bài viết số [part not set] trong 36 bài viết của loạt series Toán 8

Phiếu bài tập trắc nghiệm hằng đẳng thức lớp 8 có đáp án. Hằng đẳng thức là công cụ được sử dụng nhiều nhất để phân tích và biến đổi biểu thức Đại số. Biết rằng nó rất quan trọng, nhưng các em học lực trung bình, yếu thường nhớ sai đẳng thức. Nguyên nhân chủ yếu do không biết xác định thừa số thứ nhất, thứ hai, viết thiếu lũy thừa… Đồng thời, các em cũng rất lúng túng trong việc vận dụng hằng đẳng thức vào giải bài tập Toán liên quan.

Phiếu bài tập trắc nghiệm hằng đẳng thức lớp 8 có đáp án
Phiếu bài tập trắc nghiệm hằng đẳng thức lớp 8 có đáp án

Một số dạng bài toán liên quan 7 hằng đẳng thức lớp 8

– Dạng 1: Tính giá trị của các biểu thức. 
– Dạng 2: Chứng minh biểu thức A mà không phụ thuộc biến.
– Dạng 3: Áp dụng để tìm giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của biểu thức.
– Dạng 4: Chứng minh đẳng thức bằng nhau.
– Dạng 5: Chứng minh bất đẳng thức.
– Dạng 6: Phân tích đa thức thành nhân tử.
– Dạng 7: Tìm giá trị của x

Lưu ý khi học hằng đẳng thức

Để dễ nhớ hằng đẳng thức, thay vì học công thức, hãy phát biểu hằng đẳng thức thành lời.
1. Bình phương của 1 tổng:
Phát biểu bằng lời: Bình phương của một tổng bằng bình phương của số thứ nhất cộng với hai lần tích của số thứ nhất nhân với số thứ hai, cộng với bình phương của số thứ hai
2. Bình phương của 1 hiệu:
Phát biểu bằng lời: Bình phương của một hiệu bằng bình phương của số thứ nhất trừ đi hai lần tích của số thứ nhất nhân số thứ hai sau đó cộng bình phương với số thứ hai.

3. Lập phương của 1 tổng:

Phát biểu bằng lời: Lập phương của một tổng hai số bằng lập phương của số thứ nhất cộng với ba lần tích bình phương số thứ nhất nhân số thứ hai cộng với ba lần tích số thứ nhất nhân với bình phương số thứ hai cộng với lập phương số thứ hai.

4. Lập phương của 1 hiệu:

Phát biểu bằng lời: Lập phương của một hiệu hai số bằng lập phương của số thứ nhất trừ đi ba lần tích bình phương của số thứ nhất nhân với số thứ hai cộng với ba lần tích số thứ nhất nhân với bình phương số thứ hai trừ đi lập phương số thứ hai

5. Hiệu 2 bình phương:

Phát biểu bằng lời: Hiệu hai bình phương của hai số bằng tổng hai số đó nhân với hiệu hai số đó.

6. Hiệu 2 lập phương:

Phát biểu bằng lời: Hiệu của hai lập phương của hai số bằng hiệu hai số đó nhân với bình phương thiếu của tổng của hai số đó.

7. Tổng 2 lập phương:

Phát biểu bằng lời: Tổng của hai lập phương hai số bằng tổng của hai số đó nhân với bình phương thiếu của hiệu hai số đó.
Việc phát biểu thành lời các hằng đẳng thức sẽ giúp chúng ta dễ ghi nhớ hơn và không bao giờ bị nhầm lẫn.

Phiếu bài tập trắc nghiệm hằng đẳng thức 

Bài tập trắc nghiệm sẽ giúp học sinh có phản ứng nhanh nhạy hơn. Khi làm bài trắc nghiệm, học sinh sẽ phải nhận dạng thật nhanh các hằng đẳng thức, từ đó tăng khả năng phản xạ. Bài tập trắc nghiệm cũng có đầy đủ các dạng toán, học sinh làm trắc nghiệm sẽ được luyện nhiều dạng bài hơn trong một buổi học.

Xem thêm Bài tập hằng đẳng thức nâng cao lớp 8

Bài viết cùng series:

Like share và ủng hộ chúng mình nhé: