Đề cương ôn tập hè toán 8 lên 9 đầy đủ- de cương on tập hè toán 8 có đáp an. Những nội dung của chương trình toán 8 là những nội dung hết sức quan trọng, có liên quan nhiều đến chương trình lớp 9. Để chuẩn bị cho các bạn học sinh lớp 8 có lượng kiến thức vững vàng, tự tin bước vào năm học cuối cấp. Xin chia sẻ tài liệu đề cương ôn tập toán 8 hè. Tài liệu bao gồm đầy đủ các kiến thức và bài tập từ cơ bản đến nâng cao, giúp các em học sinh ôn tập nắm vững kiến thức.
1. Đề cương ôn tập hè toán 8 lên 9 – Các chuyên de Toán 8
2. Bài tập ôn hè lớp 8 môn Toán – Bài tập luyện Toán 8
Đề cương ôn tập hè toán 8 có đáp an
A. Mục tiêu:
Nắm được quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức.
Học sinh biết trình bày phép nhân đa thức theo các cách khác nhau.
B. Thời lượng: 3 tiết (từ 1 đến 3)
C. Thực hiện:
Tiết 1:
Câu hỏi
1: Phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức.
2: Phát biểu quy tắc nhân đa thức với đa thức.
* Bài tập về nhân đơn thức với đa thức.
Bài 1: Thực hiện phép nhân.
a. (-2x2).(x3 – 3x2 – x + 1)
b. (-10x3 + 2/5 y – 1/2 z).(-1/2 xy)
Giải:
a. (-2x2).(x3 – 3x2 – x + 1) = -2x5 + 6x4 + 2x3 – 2x2
b. (-10x3 + 2/5 y – 1/2 z).(-1/2 xy) = 5x4y – 1/5 xy2 + 1/6 xyz
Bài 2: Chứng tỏ rằng các đa thức không phụ thuộc vào biến.
a. x(2x + 1) – x2(x + 2) + (x3 – x + 3)
b. 4(x – 6) – x2(2 + 3x) + x(5x – 4) + 3x2(x – 1)
Giải:
a. x(2x + 1) – x2(x + 2) + (x3 – x + 3) = 2x2 + x – x3 – 2x2 + x3 – x + 3 = 3
Vậy đa thức không phụ thuộc vào biến x.
b. 4(x – 6) – x2(2 + 3x) + x(5x – 4) + 3x2(x – 1) = 4x – 24 – 2x2 – 3x3 + 5x2 – 4x + 3x3 – 3x2 = -24
Vậy đa thức không phụ thuộc vào biến x.
Bài 3: Tính giá trị của biểu thức sau khi thực hiện các phép toán
a. 3x(10x2 – 2x + 1) – 6x(5x2 – x – 2) với x = 15
b. 5x(x – 4y) – 4y(y – 5x) với x = -1/5; y = -1/2
c. 6xy(xy – y2) – 8x2(x – y2) + 5y2(x2 – xy) với x = 1/2; y = 2
Giải:
a. 3x(10x2 – 2x + 1) – 6x(5x2 – x – 2)
= 30x3 – 6x2 + 3x – 30x3 + 6x2 + 12x = 15x
Thay x = 15 ta có 15x = 15.15 = 225
b. 5x(x – 4y) – 4y(y – 5x)
= 5x2 – 20xy – 4y2 + 20xy
= 5x2 – 4y2
Thay x = -1/5; y = -1/2 ta có 5.(-1/5)2 – 4(-1/2)2 = 1/5 – 1 = -4/5
c. 6xy(xy – y2) – 8x2(x – y2) + 5y2(x2 – xy)
= 6x2y2 – 6xy3 – 8x3 + 8x2y2 + 5x2y2 – 5xy3
= 19x2y2 – 11xy3 – 8x3
Thay x = 1/2; y = 2 ta có: 19.(1/2)2.22 – 11.(1/2).23 – 8.(1/2)3 = 19 – 44 -1 = -26
Bài 4: Điền vào chỗ dấu * để được đẳng thức đúng.
a. 36x3y4 – * = *(4x2y – 2y3)
b) -2a3b.(4ab2 + *) = * + a5b2
Giải:
a. Vì *.4x2y = 36x3y4 = 9xy3.4x2y nên dấu * ở vỊ phải là 9xy3
Vì * ở vế trái là tích của 9xy3 với 2y3 nên phải điền vào dấu * này biểu thức 9xy3.2y3 = 18 xy6 vậy ta có đẳng thức đúng.
b. Lý luận tương tự câu a.
Đẳng thức đúng là:
Bài 5: Chứng minh các đẳng thức sau:
a. a.(b – c) – b.(a + c) + c.(a – b) = -2ac.
b. a(1 – b) + a(a2 – 1) = a.(a2 – b)
c. a.(b – x) + x.(a + b) = b.(a + x)
Giải:
a. VT = a.(b – c) – b.(a + c) + c.(a – b)
= ab – ac – ab – bc + ac – bc
= -2bc = VP đpcm
b. VT = a.(1 – b) + a.(a2 – 1)
= a – ab + a3 – a
= a3 – ab = a.(a2 – b) = VP đpcm.
c. VT = a.(b – x) + x.(a + b)
= ab – ax + ax + xb
= ab + xb = b(x + a) = VP đpcm
Bài 6: Tìm x biết
a. 5x.(12x + 7) – 3x(20x – 5) = – 100
b. 0,6x(x – 0,5) – 0,3x(2x + 1,3) = 0,138
Giải:
a. 5x.(12x + 7) – 3x(20x – 5) = – 100
↔ 60x2 + 35x – 60x2 + 15x = – 100
↔ 50x = – 100
→ x = – 2
b. 0,6x(x – 0,5) – 0,3x(2x + 1,3) = 0,138
↔ 0,6×2 – 0,3x – 0,6×2 – 0,39x = 0,138
↔ – 0,6x = 0,138
↔ x = 0,138 : (- 0,6)
↔ x = – 0,2
Bài viết khác cùng mục: