Phiếu bài tập tuần 1 hình 6 điểm và đường thẳng

Phiếu bài tập tuần 1 hình 6 điểm và đường thẳng. Để giúp các em học sinh lớp 6 làm quen với nội dung hình học trong sách giáo khoa và biết cách làm bài tập. Dưới đây là các dạng bài tập về điểm và đường thẳng cơ bản và nâng cao. Phần bài tập có hướng dẫn giải chi tiết, phiếu tải về có hình vẽ vui mắt giúp các em học sinh thích thú hơn.

Bài tập tuần 1 hình 6 cơ bản điểm và đường thẳng

Đề bài mẫu

Bài 1. Xem hình bên và trả lời câu hỏi bằng cách diễn đạt bằng lời và bằng kí hiệu:
bài tập tuần 1 hình 6
bài tập tuần 1 hình 6
a) Điểm nào thuộc đường thẳng nào?
 
b) Điểm nào nằm ngoài đường thẳng nào?

Bài 2. Sử dụng hình vẽ bài 1 và trả lời câu hỏi: Mỗi đường thẳng trong hình vẽ trên đi qua những điểm nào và không đi qua những điểm nào?

Bài 3. a) Vẽ một hình thể hiện các kí hiệu A ∈ a, B ∈ a, A ∈ b và B ∉ b;

b) Phát biểu ý nghĩa của các kí hiệu đó bằng lời “đường thẳng … đi qua (hay không đi qua) điểm”.

Bài 4. Cho hình bên.

a) Hãy đặt tên cho đường thẳng và điểm chưa có tên trên hình;
 
b) Xác định: Điểm nào thuộc đường thẳng nào? Diễn đạt bằng hai cách.
Bài 5. Cho hình bên, hỏi:
a) Những điểm nào trong hình vẽ có 4 đường thẳng đi qua? Hãy kể tên các điểm đó cùng với các đường thẳng đi qua nó.
 
b) Những điểm nào trong hình vẽ có 3 đường thẳng đi qua? Hãy kể tên các điểm đó cùng với các đường thẳng đi qua nó.
 
c) Những điểm nào trong hình vẽ có 2 đường thẳng đi qua? Hãy kể tên các điểm đó cùng với các đường thẳng đi qua nó.
 
d) Những điểm nào trong hình vẽ có 1 đường thẳng đi qua? Hãy kể tên các điểm đó cùng với các đường thẳng đi qua nó.

Đáp án

Bài 1. Nhìn hình vẽ ta thấy:
 
a) Điểm M thuộc các đường thẳng m và n, tức là M ∈ m và M ∈ n;
 
Điểm N thuộc các đương thẳng n và p, tức là N ∈ n và N ∈ p;
 
Điểm P thuộc các đường thẳng m và p, tức là P ∈ m và P ∈ p.
 
b) Điểm M nằm ngoài đường thẳng p, tức là M ∉ p;
 
Điểm N nằm ngoài đường thẳng m, tức là N ∉ m;
 
Điểm P nằm ngoài đường thẳng n, tức là P ∉ n.
 
Bài 2. Đường thẳng m đi qua M và P, không đi qua N; đường thẳng n đi qua N và M, không đi qua P; đường thẳng p đi qua P và N, không đi qua M.
Bài 3.
 
a) Hình vẽ bên.
 
b) A ∈ a nghĩa là: đường thẳng a đi qua điểm A;
 
A ∈ b nghĩa là: đường thẳng b đi qua điểm A;
 
B ∈ a nghĩa là: đường thẳng a đi qua điểm B;
 
B ∉ b nghĩa là: đường thẳng b không đi qua điểm B.
 
Ta cũng có thể phát biểu gọn lại như sau:
 
Đường thẳng b đi qua điểm A nhưng không đi qua điểm B; đường thẳng a đi qua cả hai điểm A và B.
 
Bài 4. a) Có thể điền, chẳng hạn: c là tên đường thẳng, K là tên điểm.
 
b) Điểm H thuộc cả ba đường thẳng a, b và c hay ba đường thẳng a, b, c cùng đi qua H.
Bài 5.
 
a) Bốn đường thẳng b, c, d, e đi qua điểm A.
 
b) Không có điểm nào có 3 đường thẳng đi qua.
 
c) a và b đi qua E, a và c đi qua D, a và d đi qua c, a và e đi qua B.
 
d) Không có điểm nào.

Tải về phiếu bài tập tuần 1 hình 6

Download [54.00 KB]

Xem thêm Bài tập tuần 2 hình học 6 – 3 điểm thẳng hàng

Like share và ủng hộ chúng mình nhé: