Bài tập tuần 4 hình học 6 – Tia

Đây là bài viết số [part not set] trong 31 bài viết của loạt series Toán 6
Bài tập tuần 4 hình học 6 – Tia. Để giúp các em học sinh lớp 6 làm quen với nội dung hình học trong sách giáo khoa và biết cách làm bài tập. Dưới đây là các dạng bài tập về tia cơ bản và nâng cao. Phần bài tập có hướng dẫn giải chi tiết, phiếu tải về có hình vẽ vui mắt giúp các em học sinh thích thú hơn.
Bài tập tuần 4 hình học 6 - Tia
Bài tập tuần 4 hình học 6 – Tia

Đề bài tập tia có lời giải

Bài 1.
a) Cho hai đường thẳng xy và uv (hình vẽ bên) cắt nhau tại điểm O. Trên hình vẽ bên có bao nhiêu tia gốc O?
b) Nếu cho thêm một điểm A khác o trên đường thẳng xy, một điểm B khác o trên đường thẳng uv thì đếm được bao nhiêu tia (phân biệt) có gốc là một trong 3 điểm O, A, B? Hãy kể tên các tia đó theo từng cặp hai tia đối nhau.
 
Bài 2. Hãy vẽ một hình gồm ba đường thẳng đôi một cắt nhau tại các giao điểm phân biệt, đặt tên cho các đường thẳng (mỗi đường thẳng được đặt tên bởi hai chữ cái thường) và các điểm (đặt tên bởi các chữ cái in hoa) rồi đếm trên hình đó xem có bao nhiêu tia (phân biệt) có gốc là một trong các giao điểm ấy. Hãy kể tên các tia đó theo từng cặp hai tia đối nhau.
 
Bài 3. Cho C là điểm nằm giữa hai điểm A và B. Giả sử M là điểm nằm giữa A và C, N là điểm nằm giữa C và B. Giải thích tại sao c nằm giữa M và N.
 
Bài 4. Cho hai điểm P, Q. Mỗi tập hợp sau đây là hình gì (hãy gọi tên hình đó)?
 
a) Tập hợp gồm điểm P và các điểm nằm cùng phía của Q đối với P.
 
b) Tập hợp gồm điểm P và các điểm nằm khác phía của Q đối với P.
 
Bài 5. Cho điểm O trên đường thẳng xy. Mỗi tập hợp sau đây là hình gì (hãy gọi tên hình gì (hãy gọi tên hình đó)?
 
a) Tập hợp gồm điểm O và các điểm của đường thẳng xy mà không thuộc tia Ox.
 
b) Tập hợp gồm điểm O và các điểm của đường thẳng xy mà không thuộc tia Oy.

Đáp án

Bài 1.
 
a) 4 tia.
 
b) 8 tia: Ox và Oy, Ax và Ay, Ou và Ov, Bu và Bv.
 
Bài 2. 12 tia.
 
Gợi ý. Có 3 giao điểm, mỗi giaọ điểm là gốc chung của 4 tia (Học sinh tự vẽ hình).
 
Bài 3. (Học sinh tự vẽ hình). Vì C nằm giữa hai điểm A và B nên hai tia CA và CB đối nhau.
 
Vì M nằm giữa A và c nên A và M nằm cùng phía đối với C, tức là tia CM trùng với tia CA. Vì N nằm giữa C và B nên B và N nằm cùng phía đối với C, tức là tia CN trùng với tia CB. Do đó hai tia CM và CN đối nhau, suy ra C nằm giữa M và N.
 
Bài 4. a) Tia PQ. b) Tia đối của tia PQ.
 
Bài 5. a) Tia đối của tia Ox, tức là tia Oy.
 
b) Tia đối của tia Oy, tức là tia Ox.

Tải về phiếu Bài tập tuần 4 hình học 6 – Tia và đoạn thẳng

Xem thêm Bài tập tuần 3 hình học 6 – đường thẳng đi qua hai điểm

Bài viết cùng series:
Like share và ủng hộ chúng mình nhé: