Cho đồ thị của hàm y’, cách xác định GTLN GTNN của hàm hợp
Phương pháp giải GTLN GTNN của hàm hợp
Bước 1: Tính đạo hàm
Bước 2: Giải phương trình y’ = 0 tìm các nghiệm xi
Bước 3: Tính các f(xi), so sánh và tìm ra GTLN, GTNN
Một số ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho hàm số y = f(x) có đồ thị hàm y = f'(x) như hình vẽ. Giá trị lớn nhất của hàm số \[y = g\left( x \right) = f\left( {2x} \right) – 4x\] trên \[\left[ { – \frac{3}{2};2} \right]\] bằng:
A. \[f\left( 0 \right)\] B. \[f\left( { – 3} \right) + 6\] C. \[f\left( 2 \right) – 4\] D. \[f\left( 4 \right) – 8\]
Giải:
Ta có \[g’\left( x \right) = 2f’\left( {2x} \right) – 4\].
Nghiệm của phương trình g'(x) = 0 là số giao điểm của đồ thị f'(x) và đường thẳng y = 2
Vẽ đường thẳng y = 2 ta được:
\[\begin{array}{l}
g’\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow 2f’\left( {2x} \right) – 4 = 0\\
\Leftrightarrow f’\left( {2x} \right) = 2 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
2x = {x_1} < – 3\\
2x = 0\\
2x = 2\\
2x = {x_2} > 4
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = \frac{{{x_1}}}{2} < – \frac{3}{2}\\
x = 0\\
x = 1\\
x = \frac{{{x_1}}}{2} > 2
\end{array} \right.
\end{array}\]
Ta có bảng biến thiên:
(Điền dấu vào bảng này ta dựa vào vị trí của đồ thị y = f'(x) với đường cong vừa vẽ, nếu f'(x) ở trên thì là dấu dương)
Vậy \[\mathop {\max g(x)}\limits_{\left[ { – \frac{3}{2};1} \right]} = f\left( 2 \right) – 4\]
Ví dụ 2: Cho hàm số y = f(x) có đồ thị hàm y = f'(x) như hình vẽ. Giá trị nhỏ nhất của hàm số \[g\left( x \right) = f\left( x \right) + \frac{1}{3}{x^3} – x\] trên [-1; 2] bằng:
A. \[f\left( 2 \right) + \frac{2}{3}\] B. \[f\left( { – 1} \right) + \frac{2}{3}\] C. \[\frac{2}{3}\] D. \[f\left( 1 \right) – \frac{2}{3}\]
Giải:
Ta có \[\begin{array}{l}
g’\left( x \right) = f’\left( x \right) + {x^2} – 1\\
g’\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow f’\left( x \right) + {x^2} – 1 = 0\\
\Leftrightarrow f’\left( x \right) = – {x^2} + 1
\end{array}\]
Nghiệm của phương trình này là giao đểm của đồ thị hàm số y = f'(x) và đường cong \[y = – {x^2} + 1\]
Vẽ đường cong \[y = – {x^2} + 1\]:
Từ đồ thị ta được: \[f’\left( x \right) = – {x^2} + 1 \Leftrightarrow x = \pm 1\]
Bảng biến thiên
(Điền dấu vào bảng này ta dựa vào vị trí của đồ thị y = f'(x) với đường cong vừa vẽ, nếu f'(x) ở trên thì là dấu dương)
Vậy \[\mathop {\min g\left( x \right)}\limits_{\left[ { – 1;2} \right]} = g\left( 1 \right) = f\left( 1 \right) – \frac{2}{3}\]
Ví dụ 3: Cho hàm số y = f(x) có đồ thị hàm y = f'(x) như hình vẽ. Gọi M và m lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số \[y = g\left( x \right) = \frac{1}{3}{x^3} – x – f\left( x \right) + 2020\] trên \[\left[ { – \sqrt 3 ;\sqrt 3 } \right]\] là:
A. \[f\left( {\sqrt 3 } \right) + f\left( { – \sqrt 3 } \right)\] B. \[f\left( {\sqrt 3 } \right) – f\left( { – \sqrt 3 } \right)\]
C. \[2020 + f\left( { – \sqrt 3 } \right)\] D. \[4040 – f\left( {\sqrt 3 } \right) – f\left( { – \sqrt 3 } \right)\]
Giải:
Ta có : \[g'(x) = {x^2} – 1 – f’\left( x \right)\]
\[\begin{array}{l}
g’\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow {x^2} – 1 – f’\left( x \right) = 0\\
\Leftrightarrow f’\left( x \right) = {x^2} – 1
\end{array}\]
Nghiệm của phương trình này là giao đểm của đồ thị hàm số y = f'(x) với đường cong \[y = {x^2} – 1\]
Vẽ đường cong \[y = {x^2} – 1\] ta được:
Từ đây ta được \[f’\left( x \right) = {x^2} – 1 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 0\\
x = \pm \sqrt 3
\end{array} \right.\]
Bảng biến thiên của g(x)
Ta thấy đường cong \[y = {x^2} – 1\] luôn nằm phía trên của đồ thị f'(x) nên ta được bảng:
Vậy:
\[\begin{array}{l}
M = \mathop {\max }\limits_{\left[ { – \sqrt 3 ;\sqrt 3 } \right]} g\left( x \right) = g\left( {\sqrt 3 } \right)\\
{\rm{ }} = – f\left( {\sqrt 3 } \right) + 2020\\
m = \mathop {\min }\limits_{\left[ { – \sqrt 3 ;\sqrt 3 } \right]} g\left( x \right) = g\left( { – \sqrt 3 } \right)\\
{\rm{ }} = – f\left( { – \sqrt 3 } \right) + 2020\\
M + m = – f\left( {\sqrt 3 } \right) – f\left( { – \sqrt 3 } \right) + 4040
\end{array}\]
Ví dụ 4: Cho hàm số y = f(x) có đồ thị hàm y = f'(x) như hình vẽ. Hàm số \[g\left( x \right) = 2f\left( x \right) + {\left( {1 – x} \right)^2}\] đạt giá trị nhỏ nhất trên [-4; 3] tại điểm:
A. \[{x_0} = – 1\] B. \[{x_0} = 3\] C. \[{x_0} = – 4\] D. \[{x_0} = – 3\]
Giải:
Ta có
\[\begin{array}{l}
g’\left( x \right) = 2f’\left( x \right) – 2\left( {1 – x} \right)\\
= 2\left[ {f’\left( x \right) – \left( {1 – x} \right)} \right]
\end{array}\]
(Chú ý : Vì bài cho đồ thị hàm f’ nên khi tính g'(x) ta phải đưa về dạng f'(x) – … hoặc … – f'(x) )
\[g'(x) = 0 \Leftrightarrow f'(x) = 1 – x \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = – 4\\
x = – 1\\
x = 3
\end{array} \right.\]
Bảng biến thiên
Vậy hàm số g(x) đạt GTNN tại x = -1
Ví dụ 5: Cho hàm số y = f(x) có đồ thị hàm y = f'(x) như hình vẽ. Gọi \[g\left( x \right) = f\left( x \right) – \frac{1}{3}{x^3} + \frac{1}{2}{x^2} + x – 2019\] có \[g\left( { – 1} \right) + g\left( 1 \right) > g\left( 0 \right) + g\left( 2 \right)\]. Khi đó hàm số = g(x) đạt giá trị nhỏ nhất trên [-1;2] bằng:
A. \[g\left( 2 \right)\] B. \[g\left( 1 \right)\] C. \[g\left( { – 1} \right)\] D. \[g\left( 0 \right)\]
Giải:
Ta có
\[\begin{array}{l}
g’\left( x \right) = f’\left( x \right) – {x^2} + x + 1\\
{\rm{ }} = f’\left( x \right) – \left( {{x^2} – x – 1} \right)
\end{array}\]
\[g’\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow f’\left( x \right) = {x^2} – x – 1\]
Vẽ đường cong \[y = {x^2} – x – 1\]
Từ đây ta được \[f’\left( x \right) = {x^2} – x – 1 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = – 1\\
x = 0\\
x = 2
\end{array} \right.\]
Bảng biến thiên
Cần phải so sánh g(-1) và g(2) để xem đâu là giá trị nhỏ nhất, muốn vậy ta phả xét g(-1) – g(2)
\[g\left( { – 1} \right) + g\left( 1 \right) > g\left( 0 \right) + g\left( 2 \right)\]
\[ \Leftrightarrow g\left( { – 1} \right) – g\left( 2 \right) > g\left( 0 \right) – g\left( 1 \right)\]
\[ \Rightarrow g\left( { – 1} \right) – g\left( 2 \right) > 0\] (vì \[g\left( 0 \right) > g\left( 1 \right)\])
\[ \Leftrightarrow g\left( { – 1} \right) > g\left( 2 \right)\]
Vậy \[\mathop {\min g\left( x \right) = g\left( 2 \right)}\limits_{\left[ { – 1;2} \right]} \]
Ví dụ 6: Cho hàm số y = f(x) có đồ thị hàm y = f'(x) như hình vẽ. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. \[\mathop {\max f\left( x \right)}\limits_{\left[ { – 2;6} \right]} = f\left( { – 2} \right)\]
B. \[\mathop {\max f\left( x \right)}\limits_{\left[ { – 2;6} \right]} = f\left( 2 \right)\]
C. \[\mathop {\max f\left( x \right)}\limits_{\left[ { – 2;6} \right]} = f\left( 6 \right)\]
D. \[\mathop {\max f\left( x \right)}\limits_{\left[ { – 2;6} \right]} = f\left( { – 1} \right)\]
Giải:
Từ đồ thị của f'(x) ta có bảng biến thiên của hàm số y = f(x) như sau:
Để tìm được GTLN ta phải so sánh f(-1) và f(6)
Sử dụng tích phân và công thức diện tích hình phẳng
\[\begin{array}{l}
{S_1} = \int\limits_{ – 1}^2 {f’\left( x \right)dx = f\left( { – 1} \right) – f\left( 2 \right)} \\
{S_2} = \int\limits_2^6 {f’} \left( x \right)dx = f\left( 6 \right) – f\left( 2 \right)
\end{array}\]
Từ hình vẽ
\[\begin{array}{l}
{S_1} < {S_2} \Rightarrow f\left( { – 1} \right) – f\left( 2 \right) < f\left( 6 \right) – f\left( 2 \right)\\
{\rm{ }} \Leftrightarrow f\left( { – 1} \right) < f\left( 6 \right)
\end{array}\]
Vậy \[\mathop {\max f\left( x \right)}\limits_{\left[ { – 2;6} \right]} = f\left( 6 \right)\]
Xem thêm Tìm m để hàm số có GTLN GTNN thỏa mãn điều kiện cho trước.
Bài viết khác cùng mục: