Dạng 1. Nguyên hàm cơ bản (dùng bảng nguyên hàm)
+ Dạng 1.1 Tìm nguyên hàm cơ bản không có điều kiện
+ Dạng 1.2 Tìm nguyên hàm cơ bản có điều kiện
Dạng 2. Sử dụng phương pháp VI PHÂN để tìm nguyên hàm
+ Dạng 2.1 Tìm nguyên hàm không có điều kiện
+ Dạng 2.2 Tìm nguyên hàm có điều kiện
Dạng 3. Sử dụng phương pháp ĐỔI BIẾN để tìm nguyên hàm
+ Dạng 3.1 Tìm nguyên hàm không có điều kiện
+ Dạng 3.2 Tìm nguyên hàm có điều kiện
Dạng 4. Nguyên hàm từng phần
+ Dạng 4.1 Tìm nguyên hàm không có điều kiện
+ Dạng 4.2 Tìm nguyên hàm có điều kiện
Dạng 5. Sử dụng nguyên hàm để giải toán
Dạng 6. Một số bài toán khác liên quan đến nguyên hàm
Lý thuyết nguyên hàm
1. Định nghĩa: Cho hàm số f(x) xác định trên K (K là khoảng, đoạn hay nửa khoảng). Hàm số F(x) được gọi là nguyên hàm của hàm số f(x) trên K nếu F'(x) = f(x) với mọi x ∈ K.
Định lí:
1) Nếu F(x) là một nguyên hàm của hàm số f(x) trên K thì với mỗi hằng số C, hàm số G(x) = F(x) + C cũng là một nguyên hàm của f(x) trên K.
2) Nếu F(x) là một nguyên hàm của hàm số f(x) trên K thì mọi nguyên hàm của f(x) trên K đều có dạng F(x) + C, với C là một hằng số.
Do đó F(x)+C, C ∈ R là họ tất cả các nguyên hàm của f(x) trên K. Ký hiệu ∫f(x)dx = F(x) + C.
2. Tính chất của nguyên hàm
Tính chất 1: (∫f(x)dx)’ = f(x) và ∫f'(x)dx = f(x) + C
Tính chất 2: ∫kf(x)dx = k∫f(x)dx với k là hằng số khác 0.
Tính chất 3: ∫[f(x) ± g(x)]dx = ∫f(x)dx ± ∫g(x)dx
3. Sự tồn tại của nguyên hàm
Định lí: Mọi hàm số f(x) liên tục trên K đều có nguyên hàm trên K.
Bài viết khác cùng mục: